Năm 1815, núi Tambora ở Indonesia đã phun trào trong vụ phun trào mạnh nhất trong lịch sử được ghi nhận, mà gây ra thảm họa kinh hoàng.
Những gì xảy ra sau đó được gọi là "năm không có mùa hè": nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh, mùa màng thất bát, người dân chết đói, đại dịch tả lan rộng và hàng chục nghìn người tử vong.
Nhiều ngọn núi lửa đã phun trào kể từ đó, nhưng Tambora vẫn là vụ phun trào lớn gần đây nhất của hành tinh. Hơn 200 năm sau, các nhà khoa học cảnh báo thế giới có thể hứng chịu một vụ phun trào lớn khác.
“Câu hỏi không phải là liệu có xảy ra hay không mà là khi nào. Bằng chứng địa chất cho thấy khả năng xảy ra một vụ phun trào lớn trong thế kỷ này là 1/6”, Markus Stoffel, giáo sư về khí hậu tại Đại học Geneva nói.
Tuy nhiên, lần này, điều đó sẽ xảy ra trong một thế giới đã thay đổi rất nhiều, một thế giới không chỉ đông dân hơn mà còn nóng lên do khủng hoảng khí hậu.
“Vụ phun trào lớn tiếp theo sẽ gây ra hỗn loạn khí hậu. Nhân loại không có bất kỳ kế hoạch nào. Khi phun trào, chúng phun ra một hỗn hợp dung nham, tro và khí làm nóng hành tinh”, ông cho biết thêm.
Ông Stoffel cũng gợi ý rằng, không thể ngăn ngừa được các vụ phun trào núi lửa lớn, nhưng có nhiều cách để chuẩn bị và đối phó.
Ông kêu gọi các chuyên gia đánh giá các kịch bản xấu nhất, tiến hành các cuộc thử nghiệm nghiêm túc, và đưa ra các kế hoạch: mọi thứ từ sơ tán đến các nỗ lực cứu trợ và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm.
"Trong khi một số người nói rằng, khả năng xảy ra một vụ phun trào lớn vẫn còn nhỏ, thì thực sự không phải là không có gì,và hiện tại thế giới vẫn chưa chuẩn bị cho những tác động mà nó sẽ gây ra", ông Stoffel cảnh báo,
Hoàng Vân