Sân chơi sôi động và cạnh tranh khốc liệt
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), nhóm ngành hàng thiết bị và đồ dùng gia đình là ngành hàng tiêu dùng đứng thứ tư trong 11 nhóm ngành chính, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trên 10%/năm.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này xuất phát từ nhiều yếu tố: Thu nhập người dân ngày càng tăng, tỷ lệ đô thị hóa cao, cùng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của một xã hội trẻ – nơi nhóm dân số từ 18 đến 45 tuổi chiếm gần 60% dân số cả nước. Trung bình mỗi hộ gia đình Việt hiện chi khoảng 8,4 triệu đồng cho thiết bị gia dụng. Con số này hứa hẹn còn tăng khi người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao, thiết kế đẹp và hỗ trợ tối ưu cho cuộc sống hiện đại.
Thị trường đồ gia dụng ở Việt Nam tăng trưởng mạnh những năm gần đây.
Hiện các thương hiệu nội địa vẫn chiếm khoảng 80% thị phần ngành hàng gia dụng, nhưng phân khúc trung và cao cấp đang chứng kiến làn sóng đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu quốc tế. Các "ông lớn" nước ngoài không chỉ mang đến công nghệ hiện đại mà còn theo đuổi chiến lược bản địa hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng Việt.
Mới đây, thương hiệu đồ gia dụng cao cấp đến từ Đức WMF vừa chính thức chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á để khai trương cửa hàng chính hãng (flagship store). Đây là bước đi chiến lược trong kế hoạch mở rộng thị trường của hãng, khi Việt Nam được đánh giá là điểm sáng khu vực với quy mô dân số hơn 100 triệu người, trong đó có khoảng 6 triệu hộ gia đình thuộc phân khúc thu nhập cao – nhóm khách hàng mục tiêu của WMF.
Ông William Yates, Phó Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn Groupe Seb nhận định: "Khi mức sống được nâng cao, người tiêu dùng Việt Nam không chỉ tìm kiếm các sản phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản mà còn hướng đến sự tinh tế, tiện nghi và trải nghiệm sống trọn vẹn hơn"
Không đơn thuần chỉ nhập khẩu và phân phối sản phẩm mà thực hiện một chiến lược bài bản từ sản phẩm đến trải nghiệm khách hàng. Danh mục sản phẩm tại Việt Nam bao gồm các dòng nồi, chảo, dao, máy pha cà phê tự động và thiết bị gia dụng nhỏ được điều chỉnh phù hợp với thói quen sử dụng và không gian bếp của người Việt.
Đặc biệt, WMF triển khai mô hình bán hàng đa kênh tích hợp (omnichannel) – kết hợp giữa cửa hàng bán lẻ và nền tảng số, giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn. Hãng cũng đầu tư mạnh vào social commerce thông qua các nền tảng mạng xã hội, không chỉ để bán hàng mà còn để kể câu chuyện thương hiệu, lan tỏa phong cách sống hiện đại và nghệ thuật ẩm thực.
Chuỗi sự kiện Premium Cooking Sessions tại các cửa hàng bán lẻ là một điểm nhấn trong chiến lược phát triển của WMF. Tại đây, khách hàng không chỉ được trải nghiệm sản phẩm mà còn tham gia các buổi nấu ăn cùng đầu bếp chuyên nghiệp, theo triết lý: "Thiết kế - Tính năng – Thưởng thức".
WMF đặt mục tiêu mở rộng lên ít nhất 10 cửa hàng flagship trên toàn quốc trong thời gian tới, nhằm tiếp cận sâu rộng hơn vào tầng lớp trung lưu và cao cấp đang ngày một mở rộng.
Chú ý đến sự thẩm mỹ, tiện dụng
Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam đang có sự dịch chuyển rõ rệt. Người dân không còn chỉ chọn đồ gia dụng vì công năng, mà ngày càng chú trọng đến thẩm mỹ, sự tiện dụng và yếu tố sức khỏe. Các sản phẩm gia dụng đa năng, tiết kiệm năng lượng, dễ làm sạch và có thiết kế tinh tế đang trở thành lựa chọn ưu tiên.
Ông Nguyễn Đức Nhã, Giám đốc Công ty CP Thương mại James & Partners (đơn vị phân phối đồ gia dụng) nhận định: "Người tiêu dùng Việt giờ đây không chỉ chọn sản phẩm vì chất lượng mà còn vì phong cách sống. Một chiếc nồi hay dao nhà bếp cũng cần đẹp, sang trọng và tạo cảm hứng sử dụng mỗi ngày."
Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu vốn ngày càng quan tâm đến sức khỏe, ẩm thực và phong cách sống sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy thị trường đồ gia dụng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Đây là cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho cả doanh nghiệp nội địa lẫn thương hiệu quốc tế trong việc chinh phục trái tim người tiêu dùng Việt.
Ông Nguyễn Đức Nhã, Giám đốc Công ty CP Thương mại James & Partners (đơn vị phân phối đồ gia dụng) nhận định: "Người tiêu dùng Việt giờ đây không chỉ chọn sản phẩm vì chất lượng mà còn vì phong cách sống. Một chiếc nồi hay dao nhà bếp cũng cần đẹp, sang trọng và tạo cảm hứng sử dụng mỗi ngày".
Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu vốn ngày càng quan tâm đến sức khỏe, ẩm thực và phong cách sống sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy thị trường đồ gia dụng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Đây là cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho cả doanh nghiệp nội địa lẫn thương hiệu quốc tế trong việc chinh phục trái tim người tiêu dùng Việt.
TN/Báo Tin tức và Dân tộc