Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước Trần Hữu Linh chủ trì cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước Quý I/2025
Theo báo cáo của Tổ Điều hành, tình hình hàng hóa thế giới trong Quý I/2025 tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị đang diễn biến phức tạp, khó lường, căng thẳng an ninh và chính trị tại một số khu vực tiếp tục leo thang. Những vấn đè này tiềm ẩn rủi ro lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế toàn cầu và tác động mạnh đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là giá năng lượng và kim loại.
Trong nước, thị trường hàng hóa quý I/2025 tương đối ổn định, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo đảm, giá các mặt hàng không có biến động lớn, thị trường chủ yếu tập trung cho công tác phục vụ Lễ, Tết. Trong giai đoạn Tết Nguyên đán, công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết được các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị khá tốt, cùng với thời tiết thuận lợi, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn cung các mặt hàng nhóm thực phẩm, nhất là rau, củ, quả (những nhóm hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết) dồi dào, đa dạng, giá nhóm hàng này những ngày cận Tết tương đối bình ổn so với năm trước. Các hàng hóa phục vụ Tết khác như bánh, mứt, kẹo tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước do chi phí đâu vào tăng, tuy nhiên, nguồn cung các mặt hàng này khá phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
Riêng mặt hàng thịt lợn, trong Quý I, giá thịt lợn đã tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước (so với Quý I/2024, giá thịt lợn tăng khoảng 10-15%). Giá thịt lợn tăng là do một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nguồn cung như: (i) dịch bệnh trên lợn đang trong giai đoạn dễ bùng phát, lây lan; (ii) các đơn vị chăn nuôi tập trung xuất chuồng trong giai đoạn trước Tết để được giá tốt nên sau Tết là giai đoạn giáp vụ, nguồn cung giảm cục bộ; (iii) bên cạnh đó là ảnh hưởng của việc nhiều trang trại phải ngừng chăn nuôi để chuyển dịch địa điểm nhằm bảo đảm thực hiện các quy định về điều kiện chăn nuôi theo quy định tại Luật Chăn nuôi (thời hạn cuối cùng bắt buộc thực hiện các điều kiện về chăn nuôi từ 01/01/2025).
GDP quý I đạt mức tăng cao nhất so cùng kỳ 5 năm gần đây
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025 (Quý I các năm khác trong giai đoạn này tăng từ 3,21-5,98%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm vào toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,42%, đóng góp 40,71%; khu vực dịch vụ tăng 7,70% (đây cũng là mức tăng cao trong giai đoạn 05 năm, các năm khác khu vực dịch vụ tăng 3,03-6,99%), đóng góp 53,74%.
Theo số liệu của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3/2025 đạt 570.913 tỷ đồng, tăng 1,68% so với tháng trước, trong đó mức tăng chủ yếu do các nhóm du lịch, dịch vụ (với mức tăng từ 4,3-8,8%); nhóm bán lẻ hàng hóa chỉ tăng 0,7% do nhu cầu các mặt hàng chủ lực như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thấp hơn sau đợt cao điểm mua sắm Tết. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa Quý I/2025 đạt 1.708.252 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó nhóm có mức tăng cao là lương thực, thực phẩm, hàng văn hóa phẩm, giáo dục (tăng lần lượt 10,1% và 13,3%); nhóm du lịch, dịch vụ và lưu trú, ăn uống (tăng từ 12,5-18,3%); các nhóm tăng thấp gồm phương tiện đi lại, đồ dùng trang thiể đình và hàng may mặc (chi tăng từ 1,7-6,9%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ Quý I/2025 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu tăng trưởng khá
Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3 đạt 38 tỷ USD, tăng 22,1% so với tháng trước, mức tăng cao là do tháng 2 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và số ngày trong tháng 2 ít hơn các tháng khác, bên cạnh đó, xuất khẩu một số nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến cũng có tăng trưởng mạnh như hạt điều, sắn, mây tre đan, gỗ, dệt may, da giầy...
Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Quý I đạt 102,27 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó các nhóm ngành hàng chính như nông thủy sản và hàng công nghiệp chế biến có mức tăng từ 10-12,8% với sự tăng trưởng của các mặt hàng như cà phê, cao su, sắn, thủy sản, hạt tiêu, chất dẻo, mây tre, hàng dệt may, da giầy..., riêng nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm 40,4% do giá dầu thô và xăng dầu giảm mạnh.
Ước kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3 là 36,5 tỷ USD, tăng 11,8% so với tháng trước, trong đó mức tăng cao nhất tập trung vào nhóm hàng cần kiểm soát (tăng 12,9%) và nhóm hàng hóa khác (tăng 25,3%), nhóm hàng cần nhập khẩu (chỉ tăng 10,8%).
Ước kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Quý I là 99,3 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu và nhóm hàng hóa khác có mức tăng cao lần lượt là 20,3% và 18,2%, nhóm hàng cần nhập khẩu chỉ tăng 16,2%. Sau 3 tháng, cán cân thương mại tiếp tục ở trạng thái xuất siêu.
CPI dao động ở mức hợp lý
Theo số liệu của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,03% so với tháng trước, trong đó hầu hết các nhóm hàng đều có mức tăng thấp hoặc giảm (03 nhóm giảm với mức giảm từ 0,03- 1,41% và 08 nhóm tăng thấp với mức tăng từ 0,02-0,5%) do nhu cầu các hàng hóa, dịch vụ giảm sau Tết và tác động của giá một số mặt hàng trên thị trường thê giới giảm như lương thực, năng lượng (xăng dầu, gas).
Lũy kế CPI tháng 3 so với tháng 12/2014 tăng 1,3%. CPI bình quân Quý I/2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024, đây là mức tăng hợp lý, trong giới hạn chỉ tiêu Quốc hội giao về kiểm soát lạm phát.
Trong cơ cấu CPI Quý I, các nhóm có chỉ số tăng gồm: nhóm thuốc và dịch vụ y tế (tăng 14,4%) do một số cơ sở y tế điều chỉnh tăng phí dịch vụ y tê theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 07/10/2024; tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 5,11%) do tác động của giá thuê nhà, giá vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép tăng; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 3,78%) trong đó nhóm thực phẩm tăng khá cao (tăng 4,19%) do giá thịt lợn tăng liên tục trong Quý I trước việc nguồn cung thịt lợn giảm sau Tết; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,63% do tác động của giá các mặt hàng trang sức tăng theo giá vàng và phí dịch vụ tăng; các nhóm còn lại chí tăng từ 1,17-2,26%. Các nhóm có chỉ số giảm gồm: giao thông giảm 2,4% do giá xăng dầu giảm theo giá thế giới và giá vận tải hành khác giảm theo giá xăng dầu; nhóm bưu chính viên thông giảm 0,61% do giá một số loại thiết bị di động cũ giảm và các chương trình khuyến mại cước viễn thông; nhóm giáo dục giảm do một số trường bắt đầu áp dụng chính sách miễn, giảm học phí.
Thị trường được kiểm soát chặt chẽ
Trong Quý I/2025, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm; tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các kho tàng, bến bãi; tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng, công tác niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; tăng cường giám sát các cửa hàng kinh doanh xăng dâu nhăm ngăn ngừa các hành vi vi phạm.
Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phố biến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của đối tượng trong hoạt động kinh doanh; góp phần bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng. Từ ngày 16/12/2024 đến ngày 15/3/2025, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 6.198 vụ, xử lý 5.619 hành vi vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 79 tỷ đồng.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Tổ Điều hành dự báo, thời gian tới, trước tác động của các chính sách thuế quan của Mỹ, giá cả, cung cầu một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường thế giới sẽ có biến động; thị trường xuất khẩu một số nhóm hàng sản xuất trong nước có thể bị ảnh hưởng, theo đó tác động đến thị trường hàng hóa tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, với việc chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, thị trường hàng hóa trong nước sẽ không có biến động bất thường, các chính sách kích cầu sẽ giúp hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, nguồn cung hàng hóa thiết yếu được bảo đảm sẽ giúp ổn định giá cả, lạm phát tiếp tục trong tầm kiểm soát.
Tổ Điều hành thị trường trong nước kiến nghị Bộ Công Thương chủ trì/phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan triển khai Chỉ thị số số 08/CT-BCT ngày 04/4/2025 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Theo đó, Tổ Điều hành thị trường trong nước đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; chủ động và linh hoạt triển khai các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, thúc đầy tiêu dùng hàng sản xuất trong nước nhằm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và an sinh xã hội.
Sở Công Thương các địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nghiêm túc triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị số số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Tổ Điều hành cũng kiến nghị Bộ Công Thương chủ trì/phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan triển khai Chỉ thị số số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước; kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khấu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Đồng thời, theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới, chủ động thực hiện/đề xuất các biện pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong công tác điều hành giá xăng dầu theo quy định.các biện pháp khuyên khích xuất khâu, tìm kiêm, mở rộng thị trường xuất khâu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Ngoài ra, Tổ Điều hành cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá chính thức tình hình dịch bệnh, nguồn cung sản phẩm thịt lợn trong những tháng tới nhằm tăng nguồn cung cho thị trường nội địa, bình ôn thị trường đồng thời phối hợp với các địa phương thực hiện hiệu quả các biện pháp hô trợ người chăn nuôi ôn định sản xuất trên đât chăn nuôi phù hợp với quy định; (2) Các địa phương, bộ, ban ngành liên quan tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá; giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc buôn bán qua biên giới (do tình trạng chênh lệch giá trong nước và các nước láng giềng) tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trong nước.
Huyền My