Xác định hướng cửa chính của ngôi nhà
Việc lựa chọn hướng nhà tốt rất quan trọng đối với việc "hút vận may vào nhà". Và cửa nhà chính sẽ là nơi hấp thụ trực tiếp vận may đó lan tỏa vào ngôi nhà của bạn.
Ví dụ: Bạn không may mua phải hướng nhà không tốt (không hợp tuổi). Và bạn chọn hướng nhà đó làm cửa chính của ngôi nhà. Khi đó cho dù bạn thiết kế cửa như thế nào, vận may sẽ không đến với bạn… Vì hướng nhà đó hấp thụ những luồng khí không tốt vào ngôi nhà của bạn.
Cách khắc phục: Thường khi đó ta nên trổ thêm cửa bên hông làm cửa nhà chính để hút luồng khí tốt vào nhà (tức nhà có 2 cửa chính). Và mặt tiền của ngôi nhà ta đổi thành cửa phụ (có diện tích nhỏ hơn cửa chính).
Những lưu ý về phong thủy cửa nhà chính và cửa hậu
Một ngôi nhà không nên thiết kế hai cửa lớn, khi cả hai cánh cửa đều mở sẽ khiến gia đình dễ rơi vào cảnh "chia năm xẻ bảy" hoặc hao tổn tài vận.
Một ngôi nhà tốt về phong thủy là khi đón được nhiều sinh khí.
Phong thủy cửa nhà chính cần: Đường đi trước cửa chính càng rộng lớn bao nhiêu thì tiền đồ của gia đình bạn sẽ càng rộng mở bấy nhiêu.
Các cửa từ ngoài vào trong có kích thước nhỏ dần theo dạng hoa loa kèn sẽ phù hợp với phong thủy cửa nhà ở nhất. (cửa cổng – cửa chính – cửa hậu)
Phong thủy cửa nhà chính cần: Cửa phải có kích thước phù hợp với kích thước của căn nhà, cửa nhỏ quá sẽ khiến cho khí tốt khó vào nhà, cửa quá lớn sẽ không giữ được của cải vận may trong gia đình.
Phong thủy cửa cổng và cửa chính, cửa hậu cần tránh: Nếu nhà có sân, tâm hướng cổng và cửa chính cần tránh nối thành một đường thẳng. Bố trí hai tâm cửa này lệch nhau theo nguyên tắc "Hỷ hồi truyền nhi kị trực xung" nghĩa là cửa sau không lớn hơn cửa trước, cửa bếp (cửa hậu) không thẳng bếp nấu, cửa nhà vệ sinh không đối diện với cửa bếp.
Tránh đặt từ 3 cửa trở lên (kể cả cửa sổ hay cửa ra vào) nối tiếp nhau. Cửa nối thẳng hàng có thể ảnh hưởng tới hoạt động trong gia đình, khiến luồng khí đi vào nhà rồi đi thẳng ra ngoài, nhà cửa không thịnh vượng. Nếu phạm phải điều này, các bạn nên tìm cách hóa giải nhà có 3 cửa thông nhau.
Trong phong thủy, cửa chính và cửa hậu được đặt thông nhau được xem là đại kỵ.
Phong thủy cửa nhà (chính) cần tránh: Không thiết kế cửa chính đối diện với thang máy để tránh làm cản trở sự nghiệp của gia đình bạn. Vị trí đối diện cửa nên đặt các bình phong, hoặc trồng cây hay một số vật chấn phong thủy để mang lại những may mắn cho gia đình.
Phong thủy cửa nhà chính cần tránh: Không nên treo tranh ảnh hình thú dữ như chim ưng, hổ… đối diện cửa chính, như vậy gia đình sẽ thường xuyên lục đục, đường tài vận cũng gặp nhiều khó khăn, cản trở. Nếu muốn hóa giải những khó khăn, bạn nên treo trên cửa một túi thịt bò hoặc thức ăn động vật.
Mặc dù việc thiết kế cửa chính hướng về phía Đông sẽ tạo điều kiện cho căn nhà đón nhiều ánh sáng, giúp gia đình thịnh vượng và gặp nhiều điều tốt lành. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì không nên thiết kế cửa chính diện theo hướng Đông mà nên chếch về hướng Đông Nam hoặc Đông Bắc để gặt hái nhiều thành công nhất định.
Tuyệt đối không thiết kế cửa chính đối diện với cửa nhà vệ sinh để tránh không gặp phải những điều thị phi, và hạn chế những trắc trở trong công việc và cuộc sống của các thành viên trong gia đình
Theo phong thủy, hướng Nam là nơi hai yếu tố Âm – Dương tiếp giáp với nhau, xây dựng cửa chính của ngôi nhà chính diện theo hướng này mặc dù có lợi cho những người làm kinh doanh nhưng lại khiến lòng người khó yên ổn.
Nếu tỉ lệ cửa sổ nhiều hơn 3/1 thì gây tranh cãi vì quá nhiều ý kiến, con cái hay cãi lời cha mẹ. Nếu cửa sổ to rộng hơn cửa ra vào thì trẻ con có khuynh hướng coi thường chỉ bảo, kỷ luật của cha mẹ.
Nếu cửa phòng khách, phòng bếp hoặc phòng làm việc có cửa chính nhỏ hơn cửa phụ thì sẽ khiến cho đường công danh, sự nghiệp của bạn bị tụt lùi
Cửa chính của nhà hay công ty to, rộng, vững chắc là 1 yếu tố phong thủy tốt. Bạn nên làm 1 cái cửa chắc chắn, sơn cửa thật đẹp. Chú ý không gắn móng vuốt kỳ lạ lên cửa, không để nắm đấm cửa bị gỉ… Một chiếc cửa nhà đẹp, vững chắc sẽ giúp bạn thu hút nguồn năng lượng tốt vào trong nhà.
Cửa chính và cửa hậu đối thẳng nhau sẽ làm cho luồng khí chuyển vận theo đường thẳng, tạo thành luồng gió mạnh không có lợi cho sức khỏe (dân gian thường gọi là gió lùa). Trong khi đó, các khu vực khác trong nhà lại không được thông gió, không khí tù hãm. Người ta gọi trường hợp này là "thông mà không thoáng".
* Thông tin phong thủy trong bài mang tính tham khảo.
Đinh Huế (t/h)