TS.BS Nguyễn Đức Anh (Trưởng khoa Ngoại Thần kinh-Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, thực tế có rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm chấp nhận sống chung với các cơn đau kéo dài, phụ thuộc vào thuốc giảm đau, vì lo sợ phẫu thuật dễ dẫn đến liệt, mất vận động, thậm chí tàn phế. Nỗi ám ảnh “mổ là liệt” khiến họ trì hoãn điều trị, đối mặt với những biến chứng và bỏ lỡ thời gian vàng điều trị.
Ông Sơn (60 tuổi, Hà Nội) có tiền sử thoát vị đĩa đệm nhưng không điều trị do sợ mổ. Ông chọn cách sống chung với bệnh, chịu đựng những cơn đau đớn kéo dài, hy vọng thuốc men giúp cải thiện. Tuy nhiên, triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. Gần đây, cơn đau tăng mạnh, kèm theo tê yếu hai chân, mất cảm giác ngón chân và rối loạn tiểu tiện. Nếu không xử lý kịp thời, nguy cơ liệt cao.
TS.BS Nguyễn Đức Anh sử dụng kính vi phẫu AI phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sử dụng kính vi phẫu AI hiện đại để phóng đại phẫu trường, quan sát rõ khối tổn thương và các cấu trúc thần kinh xung quanh. Đồng thời ứng dụng hệ thống theo dõi điện sinh lý thần kinh (IONM) và định vị dẫn đường bằng Neuro Navigation AI trong suốt quá trình mổ, tránh tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Sau mổ, ông Sơn hồi tỉnh, cơn đau giảm rõ rệt và xuất viện sau một tuần.
Ông Sơn tập đi lại chỉ sau 2 ngày phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Trường hợp khác, chị Bích (21 tuổi, TP.HCM) tập gym cường độ cao để giảm cân. Khoảng nửa năm trước, người bệnh xuất hiện tình trạng đau lưng, đi khám bác sĩ chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm do tập luyện quá sức. Được chỉ định phẫu thuật nhưng lo sợ biến chứng liệt, chị Bích chọn điều trị nội khoa, đeo đai bảo vệ lưng và tập vật lý trị liệu nhưng không cải thiện.
Gần đây, các triệu chứng tăng nặng. Dựa trên kết quả chụp MRI 3 Tesla, TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ (Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh-Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) chẩn đoán người bệnh bị thoát vị đĩa đệm đa tầng tại các vị trí L4, L5 và S1, gây chèn ép rễ thần kinh.
TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ (thứ hai từ phải sang) cùng êkíp ứng dụng các công nghệ cao AI phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Ca phẫu thuật sử dụng robot AI, giúp bác sĩ định vị chính xác vị trí khối thoát vị và các cấu trúc xung quanh cột sống trên hình ảnh 3D chi tiết. Robot cho phép bác sĩ mổ mô phỏng trước trên phần mềm máy tính, chọn đường mổ an toàn, không phạm vào các dây, rễ thần kinh. Khi mổ, robot dẫn đường, giám sát và phát cảnh báo, bác sĩ quan sát rõ ràng từng chi tiết nhỏ nhất của đĩa đệm và các cấu trúc lân cận. Qua hai đường rạch nhỏ khoảng 1cm trên da, dụng cụ chuyên dụng được đưa vào, tiếp cận chính xác vị trí thoát vị, loại bỏ hoàn toàn nhân đệm lồi ra ngoài mà vẫn bảo toàn tối đa các cấu trúc lành xung quanh.
Sau mổ, bệnh nhân hồi phục dần, tập vật lý trị liệu. Một tuần sau, bệnh nhân xuất viện, hết đau, đi lại bình thường.
Đây chỉ là hai trong số nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi cơn ác mộng yếu liệt do thoát vị đĩa đệm nhờ phẫu thuật tích hợp công nghệ AI hiện đại tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Bác sĩ Đức Anh cho biết trước đây việc mổ điều trị các bệnh lý cột sống-thần kinh gặp nhiều khó khăn, hạn chế do kỹ thuật cũ, mổ hở, không có những công cụ hỗ trợ như robot, các phần mềm chẩn đoán, dẫn đường dựa trên dữ liệu lớn, tích hợp AI. Kỹ thuật mổ truyền thống khó xác định chính xác các vị trí các rễ thần kinh xung quanh cột sống, do đó khó tránh khỏi nguy cơ phạm vào khi phẫu thuật, dẫn đến yếu liệt, suy giảm chức năng thần kinh.
Trong khi đó, y học hiện đại gần đây đã tạo ra bước tiến vượt bậc với sự kết hợp đồng bộ các kỹ thuật, thiết bị công nghệ cao, tích hợp AI tiên tiến, hỗ trợ phẫu thuật các bệnh lý Cột sống-Thần kinh thành công, giải quyết được các hạn chế mổ hở truyền thống. Nhờ công nghệ hiện đại các bác sĩ thao tác mổ cột sống dễ dàng, chính xác từng milimet, hiệu quả cao và an toàn.
Máy định vị C-arm hỗ trợ bác sĩ mổ cột sống-thần kinh an toàn. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Hiện nay, nhiều công nghệ cao khác cũng được Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ứng dụng trong mổ cột sống-thần kinh. Trong đó có máy định vị C-arm hỗ trợ xác định chính xác vị trí xương cần can thiệp trong thời gian thực, máy khoan cắt siêu âm MISONIX giúp cắt xương chính xác. Khoan mài cao tốc Aesculap giúp loại bỏ gai xương nhanh và chính xác. Các kỹ thuật hiện đại như bắt vít cột sống qua da, hàn xương liên thân đốt, nội soi lấy nhân đệm, giải áp ống sống…
Theo TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, các kỹ thuật mổ bệnh lý cột sống-thần kinh bằng công nghệ cao tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã được Bộ Y tế cấp phép đưa vào hoạt động chính thức; người bệnh được tiếp cận công nghệ hiện đại với chi phí thấp nhất và hưởng đầy đủ quyền lợi BHYTbảo hiểm y tế mức cao tùy từng trường hợp.
Xem thêm các bác sĩ dùng công nghệ cao AI mổ u máu tủy sống khổng lồ cho một bé gái và chia sẻ của người bệnh: