Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 6 Thông tư số 07/2016/TT-BQP ngày 26-1-2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ thể như sau:
1. Công dân được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận.
2. Công dân qua tuyển sinh quân sự vào học tập tại các trường, được cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày được công nhận quân nhân.
3. Binh sĩ dự bị hạng hai khi được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm.
* Hỏi: Việc họp kiểm điểm cá nhân có hành vi vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 48 Thông tư số 143/2023/TT-BQP ngày 27-12-2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ thể như sau:
1. Tổ chức: Căn cứ vào tổ chức, biên chế của cơ quan, đơn vị có người vi phạm để xác định cấp tổ chức và người chủ trì họp kiểm điểm cho phù hợp.
2. Thành phần họp kiểm điểm: Căn cứ vào đối tượng vi phạm, tính chất vụ việc để người chỉ huy xác định thành phần tham gia họp.
3. Trình tự họp:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, yêu cầu cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan thông báo các nội dung: Tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định.
b) Người có hành vi vi phạm trình bày bản tường trình, tự kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương, nơi người vi phạm đang cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị thay thế bản tự kiểm điểm của người vi phạm;
Trường hợp người vi phạm không chấp hành kiểm điểm xét kỷ luật thì người chỉ huy căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, đề nghị của cấp dưới và các tổ chức quần chúng để triệu tập họp chỉ huy, báo cáo cấp ủy xem xét, quyết định hình thức kỷ luật theo quyền hạn.
c) Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.
d) Người chủ trì cuộc họp kết luận; nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản. Tại cuộc họp này không tiến hành biểu quyết, bỏ phiếu.
QĐND