Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm nhiều gia đình Việt thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo để bày tỏ lòng thành kính và mong cầu một năm mới thuận lợi, bình an.
Cúng ông Công ông Táo năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn (tức là vào thứ Tư, ngày 22/1/2025 theo Dương lịch).
Lễ cúng ông Công ông Táo là lễ cúng quan trọng, mở đầu cho Tết Nguyên đán lớn nhất trong năm của người Việt, mang ý nghĩa tiễn các vị thần bếp về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình suốt năm qua.
Thời điểm tốt nhất cúng ông Công ông Táo 2025?
Theo quan niệm dân gian, các Táo quân sẽ lên chầu trời vào giờ Ngọ (11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp.
Tuy nhiên đối với mỗi gia đình có thể phụ thuộc vào hướng nhà và tuổi tác của gia chủ để lựa chọn thời điểm tốt nhất cúng ông Công ông Táo.
Ảnh: Laonhaque
Các gia chủ có thể tham khảo gợi ý dưới đây từ các ý kiến của một số chuyên gia phong thủy chọn ngày đẹp, giờ đẹp giúp thu hút năng lượng tích cực, mang lại may mắn và thuận lợi trong quá trình thực hiện các công việc.
Các ngày tốt mọi người có thể tham khảo để cúng ông Công ông Táo ngoài chính ngày 23 tháng Chạp (22/1/2025 dương lịch) gồm:
- Ngày 19 tháng Chạp (18/1/2025 dương lịch): Ngày Đinh Hợi, tháng Đinh Sửu là ngày hoàng đạo.
- Ngày 20 tháng Chạp (19/1/2025 dương lịch), ngày Mậu Tý.
- Ngày 21 tháng Chạp (20/1/2025 dương lịch): Thứ Bảy, ngày Bính Tuất.
Các gia chủ tham khảo các khung giờ hoàng đạo phù hợp cho từng ngày để thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo:
- Ngày 19 tháng Chạp: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
- Ngày 20 tháng Chạp: Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
- Ngày 21 tháng Chạp: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h)
- Ngày 23 tháng Chạp: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).
Nghi thức cúng ông Công ông Táo năm 2025 chuẩn nhất
Về nghi thức cúng, sau khi chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ, gia chủ ăn mặc trang nghiêm, thành kính thắp hương, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.
Trong bài khấn, trước là cảm tạ các quan thần đã ban ân phúc cho gia đình được mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc trong suốt một năm qua. Sau là mong các quan thần xá tội cho những lỗi lầm đã phạm phải, xin được tiếp tục ban phước lộc, phù hộ toàn gia sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong gia đình. Đêm giao thừa, Táo quân mới quay về hạ giới để tiếp tục công việc.
Vì thế vào ngày này, mỗi gia đình sẽ làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người trở về nhà để sum họp, quây quần sau một năm làm việc vất vả.
Tục cúng ông Táo là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh, hướng tới bình an của người Việt Nam.
Hoàng Ly (T/H)