Thói quen dùng điều hòa này tưởng chừng vô hại nhưng lại trở thành 'thủ phạm' khiến hóa đơn điện mỗi tháng tăng chóng mặt

Thói quen dùng điều hòa này tưởng chừng vô hại nhưng lại trở thành 'thủ phạm' khiến hóa đơn điện mỗi tháng tăng chóng mặt
8 giờ trướcBài gốc
Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc tắt điều hòa khi phòng đã đủ lạnh và bật lại khi nhiệt độ tăng sẽ giúp tiết kiệm điện. Nhưng thực tế, đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia điện máy, mỗi lần bật lại, điều hòa phải tiêu tốn một lượng điện năng gấp 3 lần so với việc duy trì hoạt động ổn định. Việc khởi động liên tục khiến máy nén và động cơ quạt hoạt động quá tải, từ đó làm giảm tuổi thọ thiết bị đáng kể.
Lời khuyên của chuyên gia là duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, lý tưởng là từ 26 - 28°C hoặc chênh lệch khoảng 5 - 7°C so với nhiệt độ ngoài trời. Điều này không chỉ tiết kiệm điện mà còn giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế tình trạng sốc nhiệt.
Những sai lầm phổ biến khác khiến điều hòa tốn điện, nhanh hỏng
1. Không vệ sinh, bảo trì định kỳ
Khi bụi bẩn tích tụ trong dàn lạnh hoặc cục nóng, điều hòa sẽ làm mát kém hơn, buộc phải hoạt động mạnh hơn và tiêu hao nhiều điện năng hơn. Thậm chí, nếu để lâu ngày, có thể dẫn đến tình trạng nghẽn quạt, quá tải hoặc cháy nổ.
2. Thường xuyên thay đổi nhiệt độ
Thói quen liên tục tăng - giảm nhiệt độ khiến hệ thống điều hòa phải liên tục điều chỉnh, dẫn tới tiêu hao điện năng không cần thiết. Trong khi đó, các mẫu điều hòa hiện đại đều được tích hợp cảm biến nhiệt tự động, giúp duy trì mức nhiệt lý tưởng mà không cần điều chỉnh thủ công.
3. Không kết hợp sử dụng quạt gió
Nhiều người cho rằng bật thêm quạt khi dùng điều hòa là lãng phí, nhưng thực tế, quạt giúp phân bổ luồng khí lạnh đồng đều hơn, từ đó điều hòa không phải hoạt động hết công suất, giúp tiết kiệm điện và làm mát hiệu quả hơn.
4. Bật nhiệt độ thấp ngay khi vào phòng
Thói quen chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất (16 - 18°C) để làm mát nhanh là nguyên nhân khiến máy phải vận hành với công suất tối đa, dẫn đến tiêu tốn điện và giảm tuổi thọ. Đồng thời, sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
5. Mua điều hòa cũ để “tiết kiệm”
Chọn mua điều hòa đã qua sử dụng tưởng là giải pháp tiết kiệm chi phí, nhưng thực chất lại là “con dao hai lưỡi”. Các máy cũ thường có động cơ yếu, hiệu suất thấp và tiêu tốn nhiều điện hơn. Chưa kể, nguy cơ hỏng hóc, sửa chữa liên tục khiến chi phí đội lên đáng kể.
Như Ý (t/h)
Nguồn Doanh Nghiệp : https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thoi-quen-dung-dieu-hoa-nay-tuong-chung-vo-hai-nhung-lai-tro-thanh-thu-pham-khien-hoa-don-dien-moi-thang-tang-chong-mat/20250506082853641