Thủ đô Bern của Thụy Sĩ. Ảnh: UNESCO
Nhật báo Thụy Sĩ Le Temps trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nêu rõ: "Sau hội nghị thượng đỉnh Burgenstock, Ukraine, Nga và Mỹ thường xuyên được chúng tôi thông báo sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ nỗ lực ngoại giao nào liên quan đến giải pháp hòa bình".
Tuy nhiên, chính quyền Thụy Sĩ cũng khẳng định, sẽ không chủ động đề xuất nguyện vọng này. Theo truyền thông quốc tế, Bern chỉ là một trong những bên lúc này bày tỏ sẵn sàng tổ chức cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ.
Trước đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10-1 đã thông báo, công tác chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được tiến hành. Theo ông Donald Trump, cuộc xung đột Nga - Ukraine cần phải chấm dứt.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, sau đó cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sẵn sàng gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Năm 2024, Diễn đàn Burgenstock về Ukraine do Kiev khởi xướng, được tổ chức tại Burgenstock (Thụy Sĩ) vào ngày 15 và 16-6, với sự góp mặt của Armenia, Bahrain, Brazil, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Jordan, Libya, Mexico, Rwanda, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã không ký thông cáo thượng đỉnh. Tuy nhiên, Nga không được mời, trong khi hầu hết các đại biểu Liên hợp quốc không tham dự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khi đó đã có phát biểu, đánh giá hội nghị này là "một thất bại hoàn toàn", nhấn mạnh các cuộc gặp mặt như vậy không đóng góp gì vào nỗ lực xây dựng hòa bình lâu dài.
Hoàng Linh