Thuyết âm mưu về chính sách của OPEC+?

Thuyết âm mưu về chính sách của OPEC+?
7 giờ trướcBài gốc
OPEC+ sử dụng dữ liệu của Rystad, Woodmac thay IEA. Hình minh họa
Thứ nhất, dự trữ dầu toàn cầu hiện đang ở mức thấp. Điều này tạo ra “khoảng trống” để OPEC+ có thể dần dần rút lại các đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện, mà không làm thị trường rơi vào tình trạng dư cung. Mặc dù có nhiều cảnh báo trước đây về khả năng dư cung, nhưng đến nay điều đó vẫn chưa thực sự xảy ra.
Thứ hai, yếu tố quan trọng nhất trong mọi thỏa thuận tập thể là khả năng giữ đúng cam kết. Nếu các nước thành viên không thể hiện được sự nghiêm túc và đáng tin cậy, thì rất khó để OPEC+ tiếp tục điều tiết thị trường dầu ở quy mô lớn như hiện nay.
Báo cáo cũng lưu ý rằng, trong số 8 quốc gia thuộc OPEC+ đang thực hiện cắt giảm sản lượng tự nguyện, nhiều thành viên cho rằng các thỏa thuận năm 2023 chỉ có thể được duy trì nếu hai điều kiện sau được đáp ứng: Tất cả các nước phải tuân thủ đúng hạn ngạch đã cam kết. Những quốc gia đã khai thác vượt mức trong năm 2024 phải bù lại bằng các đợt cắt giảm bổ sung.
“Một số thành viên OPEC+ đã bày tỏ sự không hài lòng vì mức độ tuân thủ trong nhóm quá chênh lệch. Họ cũng liên tục cảnh báo về nguy cơ dư thừa sản lượng trong suốt hơn một năm qua”, nhóm phân tích cho biết.
Về dài hạn, Standard Chartered tin rằng nếu OPEC+ có thể chứng minh rằng các nước thành viên tuân thủ nghiêm túc các cam kết, điều đó sẽ củng cố uy tín và hiệu quả của tổ chức này, đồng thời hỗ trợ tích cực cho giá dầu. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc một số nước vẫn chưa thực hiện đầy đủ cam kết đang làm gia tăng rủi ro giá dầu giảm.
OPEC+ đẩy nhanh nới lỏng sản lượng, giá dầu có thể tiếp tục thấp trong ngắn hạn
Trong báo cáo mới công bố, nhóm phân tích của Ngân hàng Standard Chartered nhận định rằng cuộc họp ngày 3/5 của nhóm 8 quốc gia OPEC+ từng tham gia cắt giảm sản lượng tự nguyện đã cho thấy xu hướng tiếp tục thu hẹp các đợt cắt giảm – giống như kết quả từ cuộc họp tháng 4 trước đó.
“Các nước đã tăng tốc quá trình rút cắt giảm sản lượng. Riêng trong tháng 6, hạn ngạch sản lượng (chưa tính phần cắt giảm bù đắp) đã được nâng thêm 411.000 thùng/ngày so với tháng 5 – cao gấp 3 lần so với mức tăng dự kiến hàng tháng trong kế hoạch ban đầu”, báo cáo nêu rõ.
Mặc dù các cuộc họp hiện tại chỉ xác định hạn ngạch cho tháng kế tiếp, các chuyên gia của Standard Chartered cho rằng cuộc họp tháng 6 tới có khả năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến độ khôi phục sản lượng. Tính từ đợt cắt giảm hồi tháng 11/2023 (2,2 triệu thùng/ngày), sản lượng có thể sẽ phục hồi tới 1,4 triệu thùng/ngày.
Standard Chartered cũng ghi nhận giá dầu đã sụt giảm ngay sau cuộc họp đầu tháng 5. Cụ thể, giá dầu Brent giao ngay trong phiên ngày 5/5 đã giảm xuống còn 58,50 USD/thùng – chỉ cách mức thấp nhất từ đầu năm 2025 đúng 0,10 USD – trước khi nhích nhẹ và đóng cửa ở mức 60,23 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021 đến nay.
“Xu hướng hiện tại đang nghiêng về phía giảm, và chúng tôi kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong vài tháng tới, trước khi phục hồi trở lại”, nhóm phân tích nhận định.
Tuy nhiên, Standard Chartered cũng lưu ý rằng trong ngắn hạn, vẫn còn một số yếu tố tích cực về mặt kỹ thuật cũng như cung – cầu có thể giúp giá dầu giữ được nền hỗ trợ. Mô hình dự báo SCORPIO ứng dụng học máy của ngân hàng này cũng cho thấy tín hiệu hồi phục nhẹ.
“SCORPIO dự báo giá dầu có thể tăng thêm 1,27 USD/thùng trong tuần kết thúc ngày 12/5, chủ yếu nhờ các chỉ báo kỹ thuật tích cực và hiệu suất khả quan từ các nhóm tài sản lớn khác”, báo cáo cho biết thêm.
Về dài hạn, Standard Chartered đưa ra dự báo giá dầu Brent (hợp đồng gần nhất trên sàn ICE) sẽ bình quân ở mức: 61 USD/thùng trong năm 2025; 78 USD/thùng trong năm 2026; 83 USD/thùng trong năm 2027.
Dự báo chi tiết theo quý: Quý II/2025: 53 USD/thùng; Quý III/2025: 52 USD/thùng; Quý IV/2025: 65 USD/thùng; Quý I/2026: 71 USD/thùng; Quý II/2026: 76 USD/thùng; Quý III/2026: 81 USD/thùng. Hiện tại, OPEC vẫn chưa bình luận về báo cáo này.
Nh.Thạch
AFP
Nguồn PetroTimes : https://petrotimes.vn/thuyet-am-muu-ve-chinh-sach-cua-opec-727283.html