Theo Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định chi tiết về thu nhập chịu thuế tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, trong đó các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán là thu nhập chịu thuế, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
+ Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
+ Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025, Tết Dương lịch 2025 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước.
+ Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
+ Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận.
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025, Tết Dương lịch 2025 không nằm trong các khoản tiền thưởng được loại trừ, vì vậy tiền thưởng dịp lễ, tết vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập đến mức phải nộp thuế.
Về tình hình tiền thưởng Tết, thống kê từ hàng loạt tỉnh thành cho thấy mức thưởng không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện mức thưởng cao nhất dịp Tết Ất Tỵ thuộc về lao động ở Long An 519 triệu đồng. Năm ngoái, địa phương này cũng dẫn đầu cả nước về tiền thưởng Tết 5,68 tỷ đồng cho quản lý cấp cao doanh nghiệp FDI Nhật Bản.
Tại Nghệ An năm nay ghi nhận bình quân thưởng Tết Âm lịch tương đương năm ngoái, đạt 3,6 triệu đồng. Thưởng Tết tại doanh nghiệp nhà nước cao nhất 16,36 triệu đồng, thấp nhất 300.000 đồng, bình quân 4,6 triệu đồng. Doanh nghiệp dân doanh thưởng cao nhất 30 triệu đồng, thấp nhất 300.000 đồng, bình quân 2,9 triệu đồng. Khối FDI có mức thưởng vượt trội, cao nhất 74 triệu đồng, thấp nhất 300.000 đồng, mức bình quân 4,6 triệu đồng.
Thái Nguyên thống kê từ 319 doanh nghiệp có gần 146.000 lao động làm việc, cho kết quả 250 đơn vị dự kiến thưởng Tết Dương lịch, bình quân 900.000 đồng mỗi người. Mức thưởng cao nhất 85 triệu thuộc về công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, thấp nhất 100.000 đồng.
242 doanh nghiệp cho biết thưởng Tết Âm lịch mức bình quân 7,5 triệu đồng. Tiền thưởng cao nhất đạt 175 triệu đồng, thấp nhất 100.000 đồng.
Mức lương bình quân thực trả cho lao động tỉnh này đạt 9,7 triệu đồng. Tiền lương tháng cao nhất thuộc về lao động trong doanh nghiệp FDI 370 triệu đồng; thấp nhất khoảng 4,4 triệu đồng.
Trong khi đó, tiền lương của lao động Đăk Lăk đạt bình quân 8,95 triệu đồng. Mức lương cao nhất gần 105 triệu đồng, thấp nhất 3,5 triệu. Hà Giang đạt bình quân 8,78 triệu đồng, cao nhất 31,6 triệu và thấp nhất 3,45 triệu đồng.
Điều 104 Bộ luật Lao động quy định thưởng là số tiền, tài sản hoặc các hình thức khác mà chủ sử dụng thưởng cho lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc. Quy chế thưởng do chủ doanh nghiệp quyết định, công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện lao động tại cơ sở.
Hoàng Tư