Tiết lộ này được đưa ra trong bối cảnhTổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực chi tiêu toàn bộ số tiền được Quốc hội phân bổ trước khi rời nhiệm sở vào tháng 1.
Bộ trưởng ngoại giao tiết lộ các đồng minh trong NATO cũng đã chi khoảng 150 tỷ USD hỗ trợ Ukraine, xem đây là nỗ lực nhằm chia sẻ gánh nặng tài chính khi xung đột vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào năm 2022. Ảnh: Marine Corps Cpl. Patrick King
Ông Biden đã cam kết sẽ đẩy mạnh cung cấp vũ khí và viện trợ tài chính cho Ukraine trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ. Gần đây, Tổng thống đã phê duyệt gói viện trợ vũ khí mới trị giá 500 triệu USD, với nhiều vũ khí tiên tiến như: hệ thống phòng không, pháo binh, máy bay không người lái và xe bọc thép. Đây là gói hỗ trợ thứ 72 của Washington dành cho Kiev, được thông qua ngay sau gói an ninh trị giá 988 triệu USD.
Tuy nhiên, nhiều quan chức nhận định Mỹ sẽ khó có thể tiếp tục duy trì các gói viện trợ dành cho Ukraine sau khi ông Trump chính thức tiếp quản Nhà Trắng. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson gần đây cũng tuyên bố không ủng hộ việc tiếp tục cung cấp viện trợ cho Kiev, làm gia tăng nghi ngờ về sự ổn định của chính sách hỗ trợ trong tương lai.
Trong khi đó, Nga nhiều lần nhấn mạnh các khoản viện trợ quân sự từ phương Tây không thể ngăn cản bước tiến của quân đội nước này hoặc thay đổi kết quả cuối cùng của cuộc xung đột tại Ukraine. Điện Kremlin đã nhiều lần cảnh báo các hành động của Mỹ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Dmitry Peskov, người phát ngôn của Điện Kremlin, nhận định Tổng thống Biden đang thực hiện một nước đi sai lầm, đẩy quan hệ Nga-Mỹ đến bờ vực
Tùng Lâm