Tiết lộ sốc loại 'thuế ngực' từng tồn tại ở quốc gia này

Tiết lộ sốc loại 'thuế ngực' từng tồn tại ở quốc gia này
7 giờ trướcBài gốc
Trong dòng chảy lịch sử của Ấn Độ, chế độ đẳng cấp giống như một ngọn núi khổng lồ bao trùm số phận của vô số phụ nữ. Đặc biệt là những người phụ nữ thuộc đẳng cấp thấp, họ không chỉ phải chịu đựng sự khó khăn trong cuộc sống mà còn phải đối mặt với một quy tắc xã hội méo mó - cái gọi là " thuế ngực". (Nguồn: Toutiao, Alamy)
Quy định vô lý này yêu cầu phụ nữ đẳng cấp thấp phải để lộ ngực khi gặp đàn ông và phụ nữ đẳng cấp cao, như một biểu tượng của sự sỉ nhục và hạ thấp. Vậy lịch sử nào đã dẫn đến sự ra đời của một chế độ kỳ quặc như vậy? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự thật đằng sau "thuế ngực" và tìm hiểu cách hệ thống đẳng cấp bóc lột thân thể của phụ nữ ở đất nước này.
Chế độ đẳng cấp là một hệ thống phân tầng đặc trưng của xã hội Ấn Độ, đã tồn tại từ lâu đời và ăn sâu vào các tầng lớp xã hội. Hệ thống này chia xã hội thành các cấp bậc khác nhau với những đẳng cấp cao như Bà-la-môn và Sát-đế-lỵ nắm giữ vị trí thượng tầng, trong khi những người thuộc đẳng cấp thấp như Dalit bị gạt ra ngoài lề. Sự phân tầng này không chỉ tạo ra sự bất công về tài sản và quyền lực mà còn khiến cuộc sống của những người đẳng cấp thấp trở nên vô cùng khó khăn. Trong bối cảnh đó, địa vị của phụ nữ càng trở nên tồi tệ hơn.
Trong một hệ thống đầy rẫy sự phân biệt và định kiến như vậy, phụ nữ thuộc đẳng cấp thấp chịu đựng nỗi thống khổ tột cùng. Họ phải đối mặt với sự áp bức kép từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Đàn ông thuộc đẳng cấp cao nhìn họ với thái độ khinh thường, trong khi phụ nữ đẳng cấp thấp không được bảo vệ về mặt pháp lý và luôn phải sống trong sự sỉ nhục vô hình. Thân thể của họ trở thành công cụ để người khác kiểm soát, nhân phẩm cùng sự tự trọng của họ bị tước đoạt một cách tàn nhẫn.
Sự ra đời của "thuế ngực" không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình lịch sử và văn hóa lâu dài. Mục đích chính của loại thuế này là duy trì quan hệ đẳng cấp, củng cố quyền lực của giới thượng tầng đối với phụ nữ đẳng cấp thấp. Đàn ông đẳng cấp cao sử dụng cách thức cực đoan này để khẳng định sự ưu việt của mình, biến phụ nữ đẳng cấp thấp thành những biểu tượng có thể dễ dàng thao túng và kiểm soát.
Hệ thống đánh thuế ngực ra đời bởi sự khởi xướng của Quốc vương xứ Travancore, một trong 550 "tiểu bang" ở Ấn Độ dưới thời kì Vương quốc Anh đô hộ. Theo như điều luật đưa ra, phụ nữ ở các tầng lớp thấp bắt buộc phải để ngực trần và nếu có ý định che đi, họ sẽ bị phạt cực nặng. Các quan chức hoàng gia sẽ đi khắp các làng quê và thu thuế các cô gái đến tuổi dậy thì. Tiền thuế phụ thuộc vào kích thước của bộ ngực, ngực cô gái nào càng to thì phải trả càng nhiều tiền.
Dưới sự cai trị tàn nhẫn này, phụ nữ đẳng cấp thấp không chỉ phải đấu tranh để sinh tồn mà còn phải đối diện với nguy cơ bị sỉ nhục bất cứ lúc nào. Họ sống trong nỗi sợ hãi thường trực, trở thành nạn nhân của bạo lực và dục vọng từ những người đàn ông đẳng cấp cao. Sự kiểm soát này phản ánh một sự bất công sâu sắc trong xã hội và sự phân biệt đối xử về giới tính.
Trải qua thời gian dài, phụ nữ đẳng cấp thấp dần dần hình thành một nhận thức tiêu cực về bản thân. Họ bị thuyết phục rằng mình là "hạ đẳng" và không thể thoát khỏi số phận bị nô lệ. Tâm lý tự ti này không chỉ khiến cuộc sống cá nhân của họ trở nên bế tắc mà còn làm gia tăng sự áp bức đối với phụ nữ thuộc đẳng cấp thấp trong toàn xã hội.
Tuy nhiên, ngay trong sự áp bức đó, phụ nữ đẳng cấp thấp cũng bắt đầu dần dần nhận ra sự bất công mà họ phải chịu. Sự thức tỉnh này thúc đẩy một làn sóng phản kháng âm thầm, khi họ bắt đầu tìm kiếm cách thay đổi hiện trạng và khẳng định giá trị của bản thân.
Trong dòng chảy lịch sử, luôn có những phụ nữ dũng cảm đứng lên, trở thành người tiên phong thay đổi. Nangeli là một trong những nữ anh hùng như vậy. Cô từ chối nộp "thuế ngực" và khẳng định phẩm giá của mình, thách thức quyền lực hiện có bằng hành động cắt bỏ bộ ngực của mình khi bị ép nộp thuế. Dù qua đời ngay sau đó vì mất máu quá nhiều, hành động của cô giống như một viên đá ném xuống mặt hồ yên tĩnh, khuấy động làn sóng thay đổi.
Quá phẫn nộ, người dân Travancore đã tổ chức những cuộc biểu tình quy mô lớn để chống lại nhà vua. Quá lo sợ tới tính mạng, cộng thêm áp lực đến từ phía Thống đốc thành phố Madras, nhà vua đã buộc phải trao lại quyền che ngực vào năm 1924.
Cuộc đấu tranh của Nangeli không chỉ là một cuộc nổi dậy cá nhân mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Hành động của cô đã khích lệ hàng nghìn phụ nữ đẳng cấp thấp khác, cho họ thấy rằng họ có thể thoát khỏi sự kìm kẹp và theo đuổi tự do. Sự dũng cảm của cô như một ngọn đèn sáng giữa đêm tối, soi đường cho những người khác tiến lên phía trước.
Lúc này, phụ nữ đẳng cấp thấp không chỉ cảm thấy niềm vui giải thoát mà còn trải qua sự thăng hoa về tinh thần. Họ hiểu rằng chỉ khi mỗi người dũng cảm đứng lên thì tự do và bình đẳng mới có thể trở thành hiện thực. Việc ăn mừng không chỉ là để nhớ về quá khứ mà còn là sự kỳ vọng về tương lai. Trong ảnh là tượng của Nangeli, nơi người dân tưởng nhớ bà.
Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng quyền lợi của phụ nữ cần phải được liên tục tranh đấu và mỗi cuộc đấu tranh đều là một hành trình dài. Nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy sự kiên cường và dũng cảm của vô số phụ nữ. Hướng về tương lai, dù Ấn Độ đã có những tiến bộ nhất định trong vấn đề bình đẳng giới, nhưng nhiều thách thức vẫn còn tồn tại. Chỉ khi ta ghi nhớ những bài học từ lịch sử và dũng cảm tiến lên, ta mới có thể thực sự đạt được bình đẳng giới.
Bích Hậu (Theo Toutiao)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/the-gioi/tiet-lo-soc-loai-thue-nguc-tung-ton-tai-o-quoc-gia-nay-2040688.html