1. Nguồn gốc từ thần thoại Bắc Âu. Kraken xuất hiện trong truyền thuyết của người Na Uy và Iceland, được mô tả là một con quái vật sống dưới biển, có thể nhấn chìm tàu thuyền chỉ bằng một cú vẫy xúc tu. Ảnh: Pinterest.
2. Có kích thước khổng lồ, có thể nuốt cả tàu thuyền. Một số mô tả cho rằng Kraken to bằng một hòn đảo nhỏ, với xúc tu dài hàng chục mét, đủ để quấn lấy những con tàu lớn và kéo chúng xuống đáy biển và nuốt chửng. Ảnh: Pinterest.
3. Thủy thủ từng tin rằng nó tạo ra những cơn lốc xoáy khổng lồ. Các thủy thủ thời xưa tin rằng nếu Kraken lặn xuống biển sâu, nó sẽ tạo ra một xoáy nước khổng lồ, nhấn chìm mọi thứ xung quanh. Ảnh: Pinterest.
4. Lần đầu tiên được ghi chép trong thế kỷ 18. Nhà khoa học Đan Mạch Erik Pontoppidan đã mô tả Kraken trong cuốn sách The Natural History of Norway (1752), nói rằng nó có thể kéo cả một con tàu lớn xuống biển sâu. Ảnh: Pinterest.
5. Có thể được khơi nguồn cảm hứng từ loài mực khổng lồ. Các nhà khoa học cho rằng hình tượng Kraken có thể dựa xây dựng dựa trên loài mực khổng lồ, những con vật có thể dài hơn 13 mét, sống ở vùng biển sâu và rất hiếm khi được nhìn thấy. Ảnh: Pinterest.
6. Sống ở vùng biển Na Uy, Iceland và Greenland. Nhiều câu chuyện kể rằng Kraken sống ở vùng Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt là ngoài khơi Na Uy, Iceland và Greenland, nơi có nhiều mực khổng lồ thật sự sinh sống. Ảnh: Pinterest.
7. Xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn hóa. Ngày nay, Kraken đã trở thành một biểu tượng trong văn hóa đại chúng, xuất hiện trong "Cướp biển vùng Caribe", "Clash of the Titans", trò chơi điện tử như Assassin’s Creed và Sea of Thieves. Ảnh: Pinterest.
8. "Huyền thoại" vẫn chưa chấm dứt. Dù Kraken chỉ là truyền thuyết, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm và nghiên cứu về những sinh vật biển khổng lồ có thể là khởi nguồn cho truyền thuyết về Kraken. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
T.B (tổng hợp)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tiet-lo-soc-ve-quai-vat-bien-khet-tieng-chop-mat-nuot-chung-tau-2082294.html