Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 8 Thông tư số 07/2016/TT-BQP ngày 26-1-2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cụ thể như sau:
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ:
a) Đúng chức danh biên chế;
b) Đủ tiêu chuẩn về chính trị; hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; không vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm cho mỗi cấp quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 7 Thông tư này (đã được Báo Quân đội nhân dân thông tin trên các số báo ngày 25-11 và 2-12-2024).
2. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị:
a) Được sắp xếp, bổ nhiệm đúng chức danh biên chế trong các đơn vị dự bị động viên;
b) Đủ tiêu chuẩn về chính trị; thực hiện đúng các quy định về đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị; tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và chế độ sinh hoạt trong đơn vị dự bị động viên; hoàn thành chức trách được giao; không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm cho mỗi cấp quy định tại khoản 3, Điều 7 Thông tư này (đã được Báo Quân đội nhân dân thông tin trên số báo ngày 9-12-2024).
* Hỏi: Hồ sơ kỷ luật của cá nhân vi phạm và bị xử lý kỷ luật được quy định như thế nào?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 53 Thông tư số 143/2023/TT-BQP ngày 27-12-2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ thể như sau:
1. Hồ sơ kỷ luật:
a) Hồ sơ kỷ luật gồm: Bản tường trình, bản tự kiểm điểm của người vi phạm; trích yếu, trích ngang; biên bản các cuộc họp; kết luận điều tra, xác minh của cơ quan chức năng, bản án có hiệu lực của tòa án, ý kiến tham gia của các tổ chức quần chúng, báo cáo đề xuất của các cơ quan (nếu có); quyết định thi hành kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
b) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp:
- Đối với cấp không có cơ quan: Người chỉ huy chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
- Đối với cấp có cơ quan: Người vi phạm là đảng viên hoặc thuộc diện cơ quan cán bộ quản lý, do ủy ban kiểm tra đảng ủy cùng cấp chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhân sự và các cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Người vi phạm không là đảng viên, do cơ quan quản lý nhân sự của người vi phạm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu.
c) Trường hợp vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đối tượng thuộc diện quân lực quản lý không phải là đảng viên, hồ sơ gửi về Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu; đối tượng là đảng viên hoặc thuộc diện cán bộ quản lý, hồ sơ gửi về Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị để tiến hành các bước.
2. Quản lý hồ sơ kỷ luật: Hồ sơ kỷ luật được quản lý tại đơn vị có người vi phạm; cơ quan tham mưu, chính trị, ủy ban kiểm tra; cơ quan chức năng khác (nếu cần). Cơ quan tham mưu là cơ quan tổng hợp, quản lý số liệu kỷ luật.
QĐND