Tìm giải pháp thiết thực, khả thi, sát với thực tiễn hoạt động báo chí và hoạt động Hội Nhà báo Việt Nam

Tìm giải pháp thiết thực, khả thi, sát với thực tiễn hoạt động báo chí và hoạt động Hội Nhà báo Việt Nam
2 giờ trướcBài gốc
Nhận định trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh: "Trong dòng chảy lịch sử 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam và sau gần 75 năm thành lập tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam, các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí trong cả nước nói chung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng đã luôn khắc phục khó khăn, sát cánh cùng hội viên nhà báo, các cơ quan báo chí hoạt động chủ động, hiệu quả và linh hoạt, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước giao.
Đồng thời là đầu mối quan trọng, phối hợp chặt chẽ với Hội Nhà báo Việt Nam làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu biết về những thành tựu, những kết quả quan trọng của đất nước đạt được trong thời gian qua".
Ban Chủ trì Hội nghị.
Theo đồng chí Nguyễn Đức Lợi, đội ngũ những người làm báo trong khu vực đã từng bước trưởng thành về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động phát huy vai trò của mình để đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp phản ánh kịp thời, trung thực, khách quan mọi mặt hoạt động chính trị, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần quan trọng vào việc định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Đồng chí bày tỏ mong muốn các đồng chí lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên và các đại biểu dự hội nghị tích cực, cởi mở chia sẻ những kinh nghiệm quý, những cách làm hay, chung sức đồng lòng đóng góp hiệu quả hơn nữa cho công tác tuyên truyền và thực thi chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quyết sách của địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu khai mạc Hội nghị.
"Đề nghị đại biểu dự hội nghị hôm nay phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, tâm huyết, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, tham luận… nêu rõ những khó khăn vướng mắc, những đề xuất kiến nghị và đặc biệt là đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi, sát với thực tiễn hoạt động báo chí và hoạt động Hội, góp phần áp dụng hiệu quả chính sách của Đảng, quy định pháp luật về hoạt động hội và công tác báo chí", Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe ông Ngọ Văn Khuyến - Phó Vụ trưởng Vụ Đoàn thể nhân dân, Ban Dân vận Trung ương phổ biến Quyết định 118 - QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và ông Trần Minh Tân - chuyên viên Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ trình bày Nghị định số 126 ngày 8/10/2024 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Ông Ngọ Văn Khuyến - Phó Vụ trưởng Vụ Đoàn thể nhân dân, Ban Dân vận Trung ương giải đáp các thắc mắc của đại biểu.
Lãnh đạo các Hội Nhà báo địa phương rất quan tâm đến những quy định mới trong các văn bản này. Trong đó hầu hết đại biểu chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi về chế độ chính sách của công tác hội như: Tổ chức biên chế, nhân sự, tài chính, cơ cấu bộ máy... Các ý kiến cho rằng, trong công tác nhân sự phải được thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trên thực tế có nhiều Hội địa phương chỉ có 1 biên chế, có Hội có 7-8 biên chế. Do ít biên chế nên nhiều Hội không thể bổ nhiệm các chức danh như Chánh văn phòng hay Trưởng các Ban chuyên môn...
Về tài chính, các đại biểu kiến nghị Hội Nhà báo Việt Nam quan tâm hỗ trợ nguồn ngân sách kịp thời và hợp lý để các Hội địa phương duy trì hoạt động một cách hiệu quả, thực hiện tốt vai trò trong sự nghiệp phát triển của báo chí nước nhà.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh, Quyết định 118 và Nghị định số 126 là những nội dung mang tính chuyên môn chuyên sâu, rất thiết thực, bổ ích để các đồng chí đại diện lãnh đạo các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và cán bộ làm công tác văn phòng Hội làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Thường trực Hội tiếp thu, học tập và vận dụng vào thực tế để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao.
Đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam dự Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Đức Lợi cho biết, Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã và đang có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả rất thiết thực. Bám sát các chính sách của Đảng, quy định của pháp luật. Trong 3 năm của nhiệm kỳ này, Thường trực Hội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Cơ quan Trung ương Hội phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Nhà báo trong cả nước nói chung và đặc biệt là các Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí khu vực miền Trung-Tây Nguyên chủ động triển khai thực hiện linh hoạt, bài bản những nội dung, hoạt động thuộc thẩm quyền và luôn đóng vai trò định hướng, hướng dẫn hoạt động của hội viên nhà báo ở cơ sở.
"Trong lộ trình nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội Nhà báo nói chung, hoạt động của Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói riêng; trong thời gian tới, Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề tạo sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức, tư duy, kỹ năng hoạt động báo chí hoạt động Hội của các hội viên nhà báo, nhất là các đồng chí lãnh đạo Hội và cán bộ làm công tác văn phòng Hội chuyên trách để các đồng chí sẽ là một mắt xích rất quan trọng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện", đồng chí Nguyễn Đức Lợi chia sẻ.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Lãnh đạo Hội Nhà báo Nghệ An chia sẻ ý kiến.
Ông Đoàn Minh Long - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa đóng góp ý kiến tại Hội nghị.
Các đại biểu hầu hết băn khoăn về vấn đề nhân sự, tài chính và chức danh trong quy định mới.
Đại biểu Hội Nhà báo và lãnh đạo tỉnh Phú Yên chụp ảnh lưu niệm.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Hòa Giang - Sơn Hải
Nguồn Công Luận : https://congluan.vn/tim-giai-phap-thiet-thuc-kha-thi-sat-voi-thuc-tien-hoat-dong-bao-chi-va-hoat-dong-hoi-nha-bao-viet-nam-post320056.html