Hình thành từ khoảng thế kỷ thứ 17, chùa Trung Hậu không chỉ là điểm đến tôn giáo mà còn là chứng tích cho sự phát triển của Phật giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Chùa được dựng vào năm 1618 dưới thời Hậu Lê, gắn với tên tuổi của vị Sơ tổ có pháp danh Phổ Vọng. Qua nhiều thế kỷ, Trung Hậu từng là nơi tu học, đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Dù trải qua không ít biến động, từ chiến tranh đến thời tiết khắc nghiệt, chùa vẫn giữ được nét trang nghiêm, cổ kính của một ngôi tổ đình lâu đời. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Công trình được xây dựng theo kiểu chữ Đinh truyền thống, gồm các hạng mục như tam quan, chính điện, hậu cung và nhà tổ. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Trải qua nhiều lần trùng tu, đặc biệt là vào đầu thế kỷ XXI, các hạng mục trong chùa đã được tu sửa bằng chất liệu hiện đại như bê tông, song vẫn giữ được tinh thần kiến trúc cổ. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Không gian sân chùa được bao bọc bởi cây xanh và hoa trái, mang đến cảm giác yên bình, thư thái. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Mỗi mùa đi qua, Trung Hậu lại khoác lên mình những sắc màu khác nhau, là điểm hẹn tâm linh của người dân địa phương và Phật tử thập phương. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Chùa hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật. Tiêu biểu là hai quả chuông cổ, trong đó có một chiếc được đúc từ năm 1625, ghi tên tự viện là “Tây Thiên tự”, phản ánh sự hiện diện lâu đời của chốn thiền môn này. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Ngoài ra, chùa còn có các bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, những tượng Phật cổ, ngai thờ, án gian... tất cả góp phần làm nên chiều sâu văn hóa cho ngôi chùa cổ. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Ngày nay, chùa Trung Hậu không chỉ là nơi hành hương lễ Phật, mà còn là điểm đến văn hóa dành cho những ai yêu thích lịch sử và kiến trúc truyền thống. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Đăng Huy Nguyễn Trọng Cung