Doanh nghiệp Hà Nội tham gia mạng lưới phân phối nước ngoài: Nhiều giải pháp hỗ trợ
Tập đoàn Central Retail quảng bá vải thiều Việt Nam tại Trung tâm thương mại Centralworld, Bangkok (Thái Lan), tháng 6-2024.
Thông qua các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, hàng hóa Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng trên thế giới. Đây đang là một trong những cách thức hiệu quả để doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hàng Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, mới đây, thành phố Hà Nội đã ban hành đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”, với nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp...
Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail Paul Le cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm chắc cơ hội từ các sự kiện giao thương để đưa hàng hóa tham gia vào chuỗi phân phối, cũng như hiện diện ở các kênh bán lẻ nước ngoài.
Thanh Oai bứt phá xây dựng nông thôn mới nâng cao
Huyện Thanh Oai đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ để công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Ảnh Quang Thái
Thanh Oai là huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố vừa được thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Hà Nội bỏ phiếu nhất trí đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Đây là cơ sở để huyện hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương xem xét, đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đi sau nhưng về trước, Thanh Oai đã vào cuộc quyết liệt, bứt phá trong thực hiện chương trình.
Thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Hà Nội đã bỏ phiếu nhất trí đề nghị xét công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã giao Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Oai rà soát, thống nhất hồ sơ trước khi trình Trung ương xem xét, thẩm định.
Xác định môn thi thứ ba trong kỳ thi vào lớp 10: Vẫn còn trăn trở!
Một tiết học của học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Quảng An (quận Tây Hồ). Ảnh Nguyễn Quang
Năm học 2024-2025 là năm khép kín của chu kỳ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; theo đó, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông lần đầu tiên thực hiện theo chương trình mới. Để các địa phương, nhà trường và học sinh có căn cứ chuẩn bị, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó, việc đề xuất thống nhất trên toàn quốc 3 môn thi vào lớp 10 gồm toán và ngữ văn, môn thi thứ ba thay đổi hằng năm đang thu hút sự quan tâm của dư luận và các nhà trường, phụ huynh học sinh.
Góp ý vào dự thảo, Chủ tịch Hội đồng Trường phổ thông liên cấp Marie Curie Nguyễn Xuân Khang cho rằng, số môn thi vào lớp 10 có thể là 2 môn (toán và ngữ văn) hoặc 3 môn (toán, ngữ văn và ngoại ngữ). Môn thứ ba là ngoại ngữ bởi đây là một trong 8 môn học bắt buộc của học sinh ở cấp trung học phổ thông.
Còn bà Nguyễn Thị Hoài Thu, phụ huynh học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) nêu ý kiến, nếu đã chốt thống nhất trên cả nước việc tổ chức ba môn thi vào lớp 10 thì nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học chứ không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm như dự thảo, tránh gây áp lực không cần thiết.
Xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, kết nối phục vụ nhân dân
Điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh Thu Trang
Thể chế hóa các quan điểm của Nghị quyết số 15-NQ/TƯ (ngày 5-5-2022) của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định một số chính sách đặc thù nhằm nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại. Theo đó, trong tương lai, mạng lưới y tế Thủ đô sẽ phát triển mở rộng bảo đảm tính kết nối cao, không chỉ phục vụ riêng Hà Nội.
Theo hướng đi này, thành phố Hà Nội đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố ban hành danh mục khám, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán cho các cơ sở khám, chữa bệnh y học gia đình và danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phó Giám đốc phụ trách điều hành Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng khẳng định, đây không chỉ là bước tiến quan trọng trong việc hình thành các cơ chế mới cho y tế Thủ đô mà còn là cam kết của thành phố trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực y tế.
Tại xã Phượng Cách (huyện Quốc Oai): Hàng chục hộ dân mòn mỏi chờ “sổ đỏ”
Các hộ dân đấu thầu sân kho Vũng Thượng (xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai) đã nộp tiền sử dụng đất, xây dựng nhà ở ổn định nhưng chưa được cấp “sổ đỏ”.
Trong đơn gửi Báo Hànôịmới, các hộ dân xã Phượng Cách (huyện Quốc Oai) cho biết, sau khi đấu thầu các sân phơi, nhà kho trong xã để làm đất ở, hàng chục hộ dân đã nộp tiền sử dụng đất cho xã từ những năm 1992-1993, xây dựng nhà kiên cố, ăn ở ổn định từ đó đến nay. Thế nhưng, sau nhiều lần đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ), đến nay các hộ vẫn phải “mòn mỏi” chờ. Vậy, đâu là nguyên nhân?
Trước đề nghị của người dân xã Phượng Cách, từ năm 2017, UBND huyện Quốc Oai đã có báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xin ý kiến tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cấp “sổ đỏ” trên địa bàn, trong đó có các hộ dân đấu thầu sân kho tại xã Phượng Cách. Tuy nhiên, do chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nên huyện chưa có căn cứ giải quyết.
Căn cứ ý kiến của đảng viên Chi bộ 1, Đảng bộ xã Phượng Cách về việc các hộ dân trúng đấu thầu sân phơi, nhà kho từ 2 năm 1992 và 1993 đến nay chưa được cấp “sổ đỏ”, ngày 15-10-2024, Huyện ủy Quốc Oai đã ban hành thông báo giao UBND huyện Quốc Oai chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với xã Phượng Cách rà soát hồ sơ, căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét việc cấp “sổ đỏ” cho các hộ gia đình, cá nhân theo đề nghị.
Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận
Hạ tầng cơ sở khang trang, đồng bộ tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh). Ảnh Đỗ Tâm
Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2024, HĐND thành phố sẽ giám sát về nội dung này ở các đơn vị, trong đó có 2 huyện Hoài Đức và Thanh Trì, qua đó xác định giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu trên.
Việc triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện các huyện vẫn còn nhiều khó khăn về các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ nước thải làng nghề được xử lý; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu dân cư tại một số xã còn chậm…
Những tồn tại, hạn chế này đã được HĐND thành phố nắm bắt, từ đó làm rõ nguyên nhân, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới tại đợt giám sát về kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND.
Thư Ký