Lương và phụ cấp cao, tiền trợ cấp sẽ cao
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nghị định này áp dụng cho hầu hết các đối tượng làm việc trong hệ thống hành chính Nhà nước và lực lượng vũ trang, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức các cấp, người lao động làm việc theo hợp đồng.
Cán bộ, công chức khi nghỉ hưu trước tuổi do tinh gọn bộ máy được hưởng trợ cấp. Ảnh minh họa/Báo Chính phủ.
Điểm mới đáng chú ý của Nghị định 178 là việc điều chỉnh cơ sở tính toán trợ cấp đối với người nghỉ hưu trước tuổi. Thay vì dựa trên mức lương đóng bảo hiểm xã hội như trước, nay sẽ tính mức lương hiện hưởng (lương hiện hữu = lương cơ bản + các phụ cấp).
Nhờ đó, cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi sẽ nhận được mức trợ cấp cao hơn đáng kể so với quy định cũ.
Căn cứ quy định của Nghị định, chúng tôi tạm tính mức trợ cấp một số trường hợp như sau:
Đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi được hưởng các chế độ sau:
1/Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm
+ Công chức còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng nhân (x) với số tháng nghỉ sớm.
Lấy ví dụ, Bộ trưởng A. đang hưởng mức lương cơ bản là 24.102.000 đồng (lương cơ bản 2.340.000 đồng x hệ số 10,3) và các khoản lương phụ cấp khoảng 5.000.000 đồng, thì tổng mức lương hiện hưởng là 29.102.000 đ.
Trường hợp Bộ trưởng A. xin nghỉ hưu sớm 5 năm (60 tháng), mức hưởng trợ cấp sẽ được tính như sau:
Trợ cấp = Lương hiện hưởng (24.102.000 đồng lương cơ bản + 5.000.000 đồng lương phụ cấp) × 60 (số tháng nghỉ hưu sớm) = 1.661.888.000 đồng.
Giả sử không tính lương phụ cấp, nếu nghỉ hưu sớm 5 năm, Bộ trưởng A. sẽ được nhận trợ cấp ít nhất 1.446.120.000 đồng dựa trên mức lương cơ bản.
Trường hợp 2: Có tuổi đời còn trên 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu:
Giả sử Bộ trưởng A. xin nghỉ hưu sớm nhưng còn 5-10 mới năm đến tuổi nghỉ, mức hưởng trợ cấp sẽ được tính như sau:
Trợ cấp = Lương hiện hưởng (24.102.000 đồng lương cơ bản + 5.000.000 đồng lương phụ cấp) x 0,9 × 60 = 1.571.508.000 đồng.
Giả sử không tính lương phụ cấp, nếu nghỉ hưu sớm từ 5-10 năm, Bộ trưởng A. sẽ được nhận trợ cấp ít nhất 1,3 tỷ đồng, căn cứ trên mức lương cơ bản.
Lưu ý nghị định cũng quy định, đối với những người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi, mức trợ cấp sẽ giảm đi một nửa so với trường hợp nghỉ trong 12 tháng đầu. Như vậy, nếu Bộ trưởng A. nghỉ từ tháng thứ 13, mức trợ cấp chỉ còn 1 nửa so với mức tạm tính đã nêu ở trên là khoảng 650-700 triệu đồng (tính riêng trên mức lương cơ bản, chưa tính phụ cấp).
Nghỉ hưu trước tuổi hưởng lương hưu được trợ cấp bao nhiêu?
2/Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm.
- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu, ngoài hưởng chế độ hưu trí, cán bộ nghỉ hưu sớm sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được thêm các chế độ:
+ Trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu:
Giả sử với Bộ trưởng A. còn 5 năm mới đến tuổi nghỉ hưu, mức trợ cấp sẽ là:
Trợ cấp = (Lương hiện hưởng (24.102.000 đồng lương cơ bản + 5.000.000 đồng lương phụ cấp) x 5 (năm nghỉ hưu trước tuổi) = 727.505.000 đồng.
Giả sử không tính lương phụ cấp, chỉ tính trợ cấp trên lương cơ bản, Bộ trưởng A. sẽ được nhận thêm hơn 602.000.000 đồng.
+ Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Giả sử với Bộ trưởng A. còn 5 năm mới đến tuổi nghỉ hưu, mức trợ cấp sẽ là:
Trợ cấp = (Lương hiện hưởng (24.102.000 đồng lương cơ bản + 5.000.000 đồng lương phụ cấp) × 5 = 145.501.000 đồng.
- Trường hợp có tuổi đời còn trên 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu:
+ Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Ví dụ Bộ trưởng A. đã đóng bảo hiểm 23 năm, trợ cấp sẽ là:
Trợ cấp = (Lương hiện hưởng (24.102.000 đồng lương cơ bản + 5.000.000 đồng lương phụ cấp) × 0,5) x 3 = 43.653.000 đồng
+ Được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu.
Giả sử với Bộ trưởng A. còn 6 năm mới đến tuổi nghỉ hưu, mức trợ cấp sẽ là:
Trợ cấp = (Lương hiện hưởng (24.102.000 đồng lương cơ bản + 5.000.000 đồng lương phụ cấp) × 4) x 6 (năm nghỉ hưu trước tuổi) = 174.612.000 đồng
+ Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trợ cấp = (Lương hiện hưởng (24.102.000 đồng lương cơ bản + 5.000.000 đồng lương phụ cấp) × 4) x 5 = 145.510.000 đồng
- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định.
Được trợ cấp 5 tháng lương cho mỗi năm nghỉ sớm và 5 tháng lương cho 20 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội.
Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Người lao động chưa đủ 2 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc II của Nghị định 135/2020/ đã đóng đủ bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu đầy đủ, không bị trừ tỷ lệ.
3/ Đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi
Đối với cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối diện xét khen thưởng quá trình cống hiến thì được cấp có thẩm quyền xem xét khen thưởng các hình thức phù hợp với thành tích đã đạt được.
Như vậy, với cách tính tương tự như các trường hợp khác, cán bộ, công chức, viên chức sẽ dự tính được mức trợ cấp sau khi tinh gọn bộ máy.
Quỳnh An