Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: TTXVN
Hai Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Đây là những lãnh đạo chủ chốt của đất nước, thể hiện sự thống nhất cao trong công tác chỉ đạo và điều hành việc hoàn thiện thể chế, pháp luật ở tầm vĩ mô.
Ban Chỉ đạo gồm 23 Ủy viên là những lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành chủ chốt gồm:
1. Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương;
2. Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương;
3. Ông Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
4. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương;
5. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
6. Ông Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
7. Ông Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
8. Ông Lê Minh Trí, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao;
9. Ông Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương;
10. Ông Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
11. Ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
12. Ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;
13. Ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
14. Ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội;
15. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
16. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
17. Ông Lê Quang Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;
18. Ông Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
19. Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội;
20. Ông Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
21. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
22. Ông Lê Khánh Toàn, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;
23. Ông Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo sẽ chịu trách nhiệm tham mưu, lãnh đạo, kiểm tra việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, minh bạch và khả thi của hệ thống pháp luật. Các hoạt động của Ban Chỉ đạo sẽ được thực hiện theo chế độ làm việc và quy chế quan hệ công tác chặt chẽ với các cơ quan Trung ương.
Đặc biệt, Đảng ủy Chính phủ sẽ xây dựng chương trình hành động triển khai Nghị quyết, chỉ đạo Bộ Tư pháp trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong xây dựng và thi hành pháp luật. Đồng thời, Đảng ủy Quốc hội tăng cường giám sát thực hiện, phối hợp thể chế hóa chính sách kịp thời.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết, đồng thời phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật. Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương sẽ chủ trì tuyên truyền, quán triệt các nội dung Nghị quyết tới toàn hệ thống chính trị và Nhân dân.
Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương được yêu cầu xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật tại địa phương, đảm bảo thống nhất với chiến lược cải cách thể chế chung của cả nước.
Đảng ủy Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết định kỳ 6 tháng, báo cáo Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương.
Vũ Linh