Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu.
Ngày 16/6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua . Đây là sự kiện trọng đại, có ý nghĩa với ngành giáo dục và đào tạo nói riêng và đất nước nói chung, là niềm vui của những người làm giáo dục.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Luật Nhà giáo được thông qua là sự kiện trọng đại, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng, với đất nước nói chung.
Quá trình xây dựng, ban hành Luật Nhà giáo, Bộ trưởng gửi lời cảm ơn trân trọng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự vào cuộc đầy tâm huyết, trách nhiệm và sâu sát của các cơ quan thẩm tra của Quốc hội như Ủy ban Văn hóa và Xã hội, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp cùng các Ủy ban khác; sự phối hợp hiệu quả, hỗ trợ nhiệt tình từ các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; sự đóng góp toàn diện, chia sẻ trách nhiệm từ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các Sở Giáo dục và Đào tạo.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Cùng với đó là sự đồng hành tích cực của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các cơ sở giáo dục đại học; đặc biệt là sự kiên trì, bền bỉ, tận tâm của Ban soạn thảo, tổ biên tập, nhất là bộ phận thường trực, cùng các chuyên gia trong và ngoài . Sự chung tay góp sức quý báu của tất cả cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đã đồng lòng vào cuộc để ngành giáo dục có được một đạo luật riêng, điều chỉnh đầy đủ về nhà giáo, qua đó mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ, bền vững cho đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới.
Báo cáo tổng kết quá trình xây dựng dự án Luật Nhà giáo và triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Vũ Minh Đức chia sẻ: Luật Nhà giáo là sản phẩm kết tinh của trí tuệ tập thể, được vun đắp từ công sức, tâm huyết và trách nhiệm của nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia.
Luật thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc hiện thực hóa các chủ trương lớn về phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời, đây cũng là minh chứng rõ nét cho sự thống nhất, đồng thuận cao từ Trung ương đến địa phương; từ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, các chuyên gia, nhà giáo ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo và sự đồng tình, ủng hộ của các đại biểu Quốc hội, cử tri, nhân dân cả nước đối với vai trò, vị trí của nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục.
Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Vũ Minh Đức báo cáo tổng kết.
Với 9 chương 42 điều, những quy định trong Luật Nhà giáo có 5 điểm nổi bật đáng chú ý: Khẳng định vị thế, bảo vệ danh dự và uy tín nghề giáo; lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; , hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo; chuẩn hóa và phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục; tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục và giao quyền chủ động cho ngành giáo dục.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng bộ phận Phát triển nhà giáo của UNESCO, Chủ tịch tổ thư ký nhóm công tác quốc tế về nhà giáo vì mục tiêu giáo dục 2030, ông Carlos Vargas chúc mừng Việt Nam đã đạt được một thành tựu ấn tượng, mang tính bước ngoặt, đột phá, đó là ban hành Luật Nhà giáo, khung pháp lý toàn diện, ghi nhận vai trò thiết yếu của đội ngũ nhà giáo trong giáo dục.
Theo ông Carlos Varga, Luật Nhà giáo có ý nghĩa vô cùng to lớn, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ nhà giáo phát triển; giáo viên có được sự hỗ trợ cần thiết để liên tục phát triển chuyên môn, sự nghiệp. Đồng thời, khẳng định vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm thời gian, nguồn lực tài chính, để các chính sách có thể được triển khai hiệu quả.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã trao tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 63 cá nhân vì có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng Luật Nhà giáo.
Những con số ấn tượng liên quan đến quá trình xây dựng Luật Nhà giáo:
Số cuộc hội thảo, hội nghị quy mô lớn để xin ý kiến về Luật khoảng gần 100 cuộc.
Số cuộc làm việc giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban Văn hóa và Xã hội, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp khoảng 20 cuộc (chủ yếu với Ủy ban Văn hóa và Xã hội).
Đáng chú ý, hơn 800 nghìn người (trong đó có hơn 700 nghìn giáo viên mầm non, phổ thông; gần 7 nghìn nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; gần 8 nghìn giảng viên đại học, cao đẳng sư phạm) đã trực tiếp tham gia góp ý trực tiếp cho dự thảo Luật.
Số cuộc họp giữa tổ thường trực với các chuyên gia khoảng 30 cuộc.
Số cuộc họp của tổ thường trực khoảng 150 cuộc.
QUỲNH NGUYỄN