Tổng thống Mỹ Donald Trump bên trong Phòng Bầu dục, ngày 20/1. Ảnh: Getty.
Ông Donald Trump từ lâu đã chỉ trích WHO, và chính quyền của ông đã chính thức rút khỏi tổ chức này vào tháng 7/2020 khi đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng.
Văn bản của sắc lệnh hành pháp trích dẫn “việc tổ chức này xử lý sai đại dịch COVID-19 phát sinh từ Vũ Hán, Trung Quốc và các cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu khác, việc tổ chức này không áp dụng các cải cách cấp thiết và không thể chứng minh sự độc lập khỏi ảnh hưởng chính trị không phù hợp từ các quốc gia thành viên WHO” là lý do khiến Mỹ rút lui.
“Đó là một vấn đề lớn”, ông Trump nói với một trợ lý khi bắt đầu ký sắc lệnh hành pháp, chỉ ra quyết định năm 2020 của ông và niềm tin của ông rằng Mỹ đang trả quá nhiều tiền cho tổ chức này so với các nước khác.
Lệnh này cũng nói rằng WHO “tiếp tục yêu cầu các khoản thanh toán nặng nề không công bằng” từ Mỹ.
Tiến sĩ Ashish Jha, người từng là Điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng dưới thời chính quyền Biden, gọi quyết định rút khỏi WHO của Tổng thống Donald Trump là một “sai lầm chiến lược”.
“WHO là một tổ chức khá thiết yếu – và với việc Mỹ rút lui, tổ chức này sẽ có ra một khoảng trống chính trị mà chỉ một quốc gia có thể lấp đầy – và đó là Trung Quốc”, ông Jha nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Ông dự đoán rằng Trung Quốc sẽ hỗ trợ WHO trong trường hợp không có sự tài trợ và lãnh đạo của Mỹ, điều này có thể “mang lại cho Trung Quốc nhiều ảnh hưởng chính trị hơn trên toàn thế giới”.
Ông Jha cảnh báo rằng việc rút khỏi WHO cũng làm suy yếu WHO vì tổ chức này phụ thuộc nhiều vào nhân viên và chuyên môn của Mỹ, đặc biệt là trong việc theo dõi dịch cúm toàn cầu.
Phải mất một năm để rút hoàn toàn khỏi WHO và Mỹ có nghĩa vụ tiếp tục tài trợ cho tổ chức này trong một năm.
“Nhưng ai sẽ thực thi nghĩa vụ? Liệu ông Donald Trump có bị các tiêu chuẩn toàn cầu xung quanh những điều này làm cho sợ hãi không?”, ông Jha đặt câu hỏi.
Huyền Chi