Có rất nhiều đồ ăn nhẹ thân thiện với bệnh tiểu đường như đồ ăn nhẹ chứa protein và chất xơ, ít đường bổ sung và chất béo không lành mạnh, và được làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, hãy thử những món ăn nhẹ như đậu phộng luộc có thể thỏa mãn cơn thèm mà không làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Theo Tiến sĩ Richa Chaturvedi, cố vấn cấp cao về nội tiết, Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), chia sẻ danh sách các đồ ăn nhẹ lành mạnh mà người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ.
Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho người bị bệnh tiểu đường
Các loại đậu rang là một lựa chọn lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường ăn. Như đậu gà rang là một lựa chọn đồ ăn nhẹ tuyệt vời. Vì nó cung cấp protein, chất xơ và cảm giác no mà không gây ra sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu. Đậu gà được làm từ đậu lăng lên men và bột đậu gà, là một lựa chọn bổ dưỡng khác khi chế biến với lượng dầu tối thiểu, vì quá trình lên men giúp giảm chỉ số đường huyết.
Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường nên bổ sung vào chế độ ăn uống
Theo Tiến sĩ Richa Chaturvedi, các chế phẩm từ đậu lăng, đặc biệt là các chế phẩm làm từ đậu xanh nguyên hạt cung cấp hàm lượng protein và chất xơ tuyệt vời. Những món này có thể kết hợp với cơm súp lơ hoặc một ít hạt kê thay vì cơm thường để giảm lượng carbohydrate nạp vào. Các món ăn làm từ phô mai đặc biệt có lợi vì phô mai có nhiều protein và ít carbohydrate.
Ngoài ra, các thực phẩm từ rau như bắp cải (bắp cải nhồi), hoặc cà tím nướng là những lựa chọn giàu chất xơ giúp duy trì mức glucose ổn định.
Đồ uống nên dùng nếu bạn bị bệnh tiểu đường
Cho dù bạn là người thích đồ ngọt hay đồ mặn, việc tìm đến một thức uống bổ dưỡng có thể giúp bạn chống lại cơn đói nếu bạn bị bệnh tiểu đường. Đối với đồ uống, các lựa chọn như sữa bơ có thêm gia vị là thì là Ai Cập và lá cà ri, hoặc trà một số loại trà làm từ chất tạo ngọt thân thiện với bệnh nhân tiểu đường.
Thậm chí, bạn có thể chế biến từ dưa chuột, bạc hà tươi cung cấp lợi khuẩn đồng thời giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate khi dùng cùng bữa ăn.
Nếu thèm thèm đồ ngọt, hãy dùng một lượng nhỏ sữa được chế biến từ sữa hạnh nhân và các loại đường thay thế có thể thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ kiểm soát khẩu phần và theo dõi phản ứng của từng cá nhân đối với những loại thực phẩm này.
PHƯƠNG LÊ
Theo Hindustantimes