Triển khai nhiệm vụ công tác tư pháp toàn quốc năm 2025

Triển khai nhiệm vụ công tác tư pháp toàn quốc năm 2025
3 giờ trướcBài gốc
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh
Năm 2024, bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cả nước thực hiện nhiệm vụ theo đúng phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”. Bộ Tư pháp và các bộ, ngành phối hợp tham mưu Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, thông qua 28 luật. Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 832 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các địa phương đã ban hành 4.832 VBQPPL cấp tỉnh, 2.144 VBQPPL cấp huyện và 2.629 VBQPPL cấp xã. Bộ Tư pháp và các bộ, ngành trung ương tham mưu, đề xuất với Chính phủ báo cáo Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) xem xét, ban hành 3 luật sửa đổi 13 luật trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư; tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 6.099 VBQPPL; các địa phương đã kiểm tra theo thẩm quyền 5.195 VBQPPL. Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 566.479 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 55 triệu lượt người; tổ chức 10.239 cuộc thi cho hơn 14 triệu lượt người dự thi; phát hơn 46 triệu tài liệu tuyên truyền PBGDPL; đến nay có 10.188 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt 94,7%). Các hòa giải viên trong cả nước đã tiếp nhận 97.082 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành trung bình là 84,8%.
Với công tác thi hành án dân sự, đã thi hành xong 620.657 việc và hơn 116.531 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 83,88% về việc và 51,84% về tiền. So với năm 2023 tăng 0,62% về việc và 5,06% về tiền. Đáng chú ý, trong năm 2024, Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế...
Tại hội nghị, đại biểu tại các điểm cầu đã tập trung thảo luận, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, đồng thời đề ra giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025: Kịp thời quán triệt, tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp. Tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật do Bộ Tư pháp chủ trì. Nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL. Tập trung rà soát, cơ cấu, kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ, ngành Tư pháp bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, cơ bản hoàn thành việc triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến hết năm 2030, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trên môi trường mạng. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS được Quốc hội, Chính phủ giao, nhất là các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài; các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng dịch vụ công theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; tích cực, chủ động tham mưu Chính phủ trong phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường phối hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế, công tác tư pháp...
Đức Hùng
Nguồn Hưng Yên : http://baohungyen.vn/trien-khai-nhiem-vu-cong-tac-tu-phap-toan-quoc-nam-2025-3177873.html