Trồng thủy canh những loại rau, củ dưới đây vừa không tốn tiền lại có món ăn ngon, bổ dưỡng

Trồng thủy canh những loại rau, củ dưới đây vừa không tốn tiền lại có món ăn ngon, bổ dưỡng
3 giờ trướcBài gốc
Khoai lang
Bạn có thể cắt đôi khoai lang hoặc để nguyên cả củ, sau đó dùng tăm tre để xiên qua chính giữa thân củ khoai để tạo giá đỡ cho nó khi đặt trong cốc nước, bình thủy tinh.
Tiếp theo đặt củ lang đã được làm giá đỡ vào cốc nước sao cho các đầu tăm tre có vai trò giúp củ khoai treo lơ lửng giữa cốc nước. Canh chỉnh sao cho củ khoai nằm giữa cốc mà không chìm sâu dưới đáy.
Khoai lang trồng thủy sinh.
Tiến hành đổ nước vào trong cốc sao cho mực nước khoảng nửa củ khoai. Sau đó đặt cốc nước đó ở nơi thoáng mát và có đầy đủ ánh nắng mặt trời.
Một tuần sau khi trồng bạn nên thay nước 1 lần cho củ khoai, nó sẽ bắt đầu nhú chồi đầu tiên và cho ra lá non sau khoảng 2 tuần.
Sau 1 tháng từ khi trồng, khoai lang bắt đầu ra nhánh nhiều. Lúc này bạn có thể tỉa bớt ngọn để giúp cây mọc nhiều nhánh đẹp hơn. Khi củ khoai phát triển quá nhanh, bạn nên đem chúng trồng trong chậu để giúp cây thêm xanh tốt và cho ra củ mới.
Khoai lang thủy canh ngoài mang đến cho bạn một góc xanh tươi mát ngay tại nhà, còn giúp bạn thư giãn và giảm stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Thậm chí, bạn còn có thể thu hoạch lá khoai lang non để chế biến thành những món ăn ngon và bổ dưỡng.
Cà rốt
Đầu tiên, hãy cắt bỏ phần gốc của củ cà rốt, để lại khoảng 2-3cm phần đầu có mầm. Sau đó, đặt đầu cà rốt vào cốc nước, chú ýkhông ngập quá sâu.
Đặt cốc ởnơi có ánh sáng dịu, tránh ánh nắng trực tiếp. Cứ3 ngày thay nước một lần, bạn sẽ thấy những mầm non xanh mướt bắt đầu nhú lênsau khoảng 7 ngày. Những chiếc lá xanh mơn mởn không chỉ mang đếnvẻ đẹp tự nhiên mà còn giúp không gian sống trở nên tươi mới.
Rau muống
Đây là một loại rau vô cùng thân thuộc với người dân Việt Nam chúng ta, bởi nó góp mặt hầu hết trong các bữa ăn gia đình Việt và chứa một hàm lượng dinh dưỡng và chất khoáng vô cùng lớn như nước, protit, gluxit, xenluloza, canxi, photpho, sắt, caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2…
Nó thuộc loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh, được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Rau muống là cây ngày ngắn, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt độ cao, đủ ánh sáng trong vùng nhiệt đới ẩm.
Sức sinh trưởng của rau muống cực kỳ tốt vì nhờ bộ rễ phát triển mạnh. Có thể thu hoạch sau 40-50 ngày từ lúc gieo hạt. Chính vì vậy mà đây là loài rau rất thích hợp trồng thủy canh đối với các nước nhiệt đới ẩm như nước ta.
Xà lách xoong
Loại rau này có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt ăn rau xà lách xoong giúp bổ máu, tiêu hóa tốt, giải nhiệt và còn có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
So với cách trồng đất truyền thống thì cách trồng rau xà lách xoong trong nhà bằng phương pháp thủy canh khá đơn giản mà không cần chăm sóc kỹ lưỡng.
Không những vậy, xà lách xoong khi trồng thủy canh sẽ cho ra những lứa rau không những sạch mà còn rất phong cách do xanh đều trong khoảng gốc đến ngọn, chẳng hề nhặt bỏ lá hư, thân mềm và giòn.
Cần tây
Cần tây được xem là một loại rau sạch, thơm ngon nhất là vào mùa rét, cần tây càng giòn và lên nhanh. Thường được nấu cùng với thịt bò, xào cùng hành tây.
Trong cần tây có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và còn có khả năng chống một số bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, gout hay cholesterol…
Cần tây sinh trưởng rất mạnh mẽ, đặc biệt là cây có thể sinh trưởng trong môi trường thủy sinh chỉ bằng cách tận dụng được những gốc rau sau khi bỏ đi.
Cải thảo
Sau khi ăn phần lá, bạn hãygiữ lại phần đầu cải thảo còn rễ. Cho phần đầu cải này vàomột chiếc cốc hoặc bình thủy tinh có chứa nước, sao cho rễ tiếp xúc với mặt nước khoảng 1cm. Đặt cốc ở nơi thoáng mát và có ánh sáng. Khoảng 5-7 ngày sau, bạn sẽ thấy những chiếc lá non mọc lên từ phần đầu cải.
Cứ 7 ngày, bạn thay nước một lần để giữ cho nước luôn sạch. Sau khoảng 20 ngày, những bông hoa nhỏ màu vàng xinh xắn sẽ xuất hiện.
Với cách làm này, bạn không chỉ tận dụng được phần bỏ đi mà còn có mộtchậu rau thủy canh mini vừa đẹp mắt vừa sạch sẽ. Bạn có thể đặt chậu rau này ở bàn làm việc, bệ cửa sổ hoặc bất kỳ nơi nào bạn muốn.
Đinh Huế (t/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/trong-thuy-canh-nhung-loai-rau-cu-duoi-day-vua-khong-ton-tien-lai-co-mon-an-ngon-bo-duong-172241106170558367.htm