Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vừa công bố báo cáo tổng kết công tác kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2020-2024.
Báo cáo cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng và giá trị các thương vụ, đặc biệt là giao dịch có yếu tố nước ngoài.
Tập trung kinh tế (TTKT), thường được biết đến qua các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), được xem là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tái cấu trúc, mở rộng thị phần, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Báo cáo cho thấy hoạt động giao dịch M&A tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi động. Số lượng hồ sơ thông báo TTKT nộp về Ủy ban đã tăng đều qua các năm, từ 63 hồ sơ năm 2020 lên 197 hồ sơ vào năm 2024, tương ứng mức tăng trung bình gần 40%/năm.
Trung bình mỗi năm, có gần 1.000 doanh nghiệp tham gia vào các giao dịch M&A. Đáng chú ý, tỉ lệ doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thực hiện thông báo ngày càng tăng, phản ánh sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam.
Phần lớn các hồ sơ giao dịch M&A nộp đến cơ quan này chủ yếu vượt ngưỡng ngưỡng quy định về tổng doanh thu và tổng tài sản tại Việt Nam, thể hiện tính thực chất và nghiêm túc trong thực hiện nghĩa vụ pháp lý.
Thống kê của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng cho thấy, dù các giao dịch M&A chủ yếu diễn ra tại Việt Nam (chiếm 60-70%), nhưng các thương vụ thực hiện ở nước ngoài có xu hướng gia tăng, từ 30% tổng số giao dịch được thông báo vào năm 2020 lên 40% vào năm 2024.
Các lĩnh vực dẫn đầu giao dịch M&A giai đoạn 2020-2024
Mặt khác, theo quy định, TTKT có thể được thực hiện dưới các hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh và các hình thức khác.
Trên thực tế, hình thức mua lại doanh nghiệp chiếm tỉ lệ áp đảo, khoảng 80% tổng số hồ sơ thông báo trong giai đoạn 2020-2024. Trong khi đó, chỉ có hai giao dịch hợp nhất thuần túy được thông báo trong năm 2024.
Về lĩnh vực, báo cáo chỉ ra bốn nhóm ngành luôn có số lượng giao dịch M&A nhiều nhất, chiếm từ 51%-73% số vụ việc đã xử lý hằng năm, bao gồm: bất động sản, công nghiệp, dịch vụ, năng lượng và khoáng sản.
Tính đến hết năm 2024, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vẫn đang tiếp tục xử lý 21 vụ việc, trong đó có hai vụ việc đang trong giai đoạn thẩm định chính thức.
Nhìn chung, công tác kiểm soát M&A tại Việt Nam trong 5 năm qua đã đạt được những bước tiến quan trọng. Khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế, dựa trên bản chất và tác động thực tế của giao dịch.
Quy trình tiếp nhận, thẩm định được chuẩn hóa, giúp phần lớn hồ sơ được xử lý nhanh chóng ở giai đoạn sơ bộ, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Năng lực phân tích, xử lý các giao dịch phức tạp, xuyên biên giới của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ngày càng được củng cố. Điều này được thể hiện qua việc thẩm định nghiêm túc, đúng quy trình các thương vụ lớn như chuỗi giao dịch của Maersk (lĩnh vực logistics), Tập đoàn Bunge mua lại Công ty Viterra Limited (nông sản) hay thương vụ giữa Nvidia và VinBrain (công nghệ AI).
Trong năm 2024, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã điều tra, xử lý và giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh vi phạm quy định về TTKT trong lĩnh vực hóa chất.
Kết quả điều tra cho thấy hai doanh nghiệp đã không thực hiện việc thông báo TTKT đối với giao dịch mua lại 100% cổ phần/vốn điều lệ. Hai doanh nghiệp này bị phạt hành chính với số tiền hơn 1,4 tỉ
TÚ UYÊN