Ảnh: Newsweek.
Việc đưa mạng máy tính vào không gian đánh dấu bước thay đổi từ việc sử dụng vệ tinh để cảm biến và truyền thông, nhưng vẫn phụ thuộc vào kết nối của chúng với Trái đất để xử lý dữ liệu.
Vệ tinh do Trung Quốc lập kế hoạch sẽ cho phép mạng lưới hoạt động mà không bị hạn chế như vậy. Nó sẽ tránh nhu cầu về các hệ thống làm mát tốn kém mà máy tính trên Trái đất đòi hỏi và loại bỏ nguy cơ bị ràng buộc với mặt đất, đồng thời mang lại lợi thế quân sự tiềm tàng trong trường hợp xảy ra xung đột.
Khả năng trí tuệ nhân tạo của mạng lưới mới làm nổi bật sự gia tăng trong cuộc đua AI giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước cho biết 12 vệ tinh đã được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở miền bắc Trung Quốc bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2D vào ngày 14/5.
"Nó đã thành công trong việc đưa chòm sao vệ tinh điện toán không gian vào quỹ đạo đã định trước. Nhiệm vụ phóng đã thành công hoàn toàn", báo cáo cho biết. Chòm sao vệ tinh điện toán không gian là chòm sao đầu tiên của chương trình Star Computing.
Theo tờ báo chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, sẽ có 2.800 vệ tinh được kết nối với nhau bằng tia laser trong một mạng máy tính duy nhất.
Tuy nhiên số lượng vệ tinh vẫn còn nhỏ so với mạng lưới truyền thông Starlink thuộc SpaceX của Elon Musk, là chòm sao vệ tinh lớn nhất thế giới với hơn 6.750 vệ tinh trên quỹ đạo.
Trung Quốc dự kiến sẽ tăng cường nghiên cứu lĩnh vực này vì muốn vượt qua Mỹ về công nghệ vũ trụ, máy tính tốc độ cao và trí tuệ nhân tạo.
TD