Theo kênh STRATCOM Bureau, Trung Quốc đã thực hiện giao hàng khẩn cấp tên lửa không đối không tầm xa PL-15 cho Pakistan, dùng để trang bị cho máy bay chiến đấu JF-17 của nước này. Ảnh: @Brandsynario.
Bài đăng của The STRATCOM Bureau trên mạng xã hội X đi kèm một bức ảnh được cho là của một chiếc JF-17 của Pakistan được trang bị tên lửa PL-15. Ảnh: @The STRATCOM Bureau/X.
Còn theo hãng tin Fakti.bg, việc chuyển giao này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng mới giữa Ấn Độ và Pakistan, tập trung vào khu vực tranh chấp Kashmir. Một cuộc tấn công gần đây vào khách du lịch ở Kashmir, cướp đi sinh mạng của 26 người, làm bùng phát thêm các hành động thù địch. Ảnh: @Defence Security Asia.
Ngoài ra, chuyến giao hàng tên lửa không đối không tầm xa PL-15 cho Pakistan cũng nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc như một đồng minh nhanh chóng, và có chiến lược nhất định ở Nam Á. Ảnh: @Defence Security Asia.
Mặc dù tuyên bố của The STRATCOM Bureau vẫn chưa được xác minh bởi các nguồn tin chính thức, nhưng chúng cũng phần nào làm rõ khả năng của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ các đối tác của mình, bằng các nguồn lực quân sự quan trọng ngay vào những thời điểm then chốt. Ảnh: @19FortyFive.
Khả năng này cũng định vị Trung Quốc là một thế lực đáng gờm trong hạng mục vũ khí toàn cầu, thách thức sự thống trị của các nhà cung cấp truyền thống như Mỹ và Nga. Ảnh: @China-Arms.
Tên lửa PL-15 là trung tâm của đợt giao hàng này, là nền tảng của không chiến hiện đại. Nó được thiết kế để tấn công mục tiêu ở khoảng cách cực xa. Ảnh: @The Daily Beast.
Được phát triển bởi Học viện tên lửa trên không Trung Quốc có trụ sở tại Lạc Dương, Trung Quốc, PL-15 là tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, với tầm bắn ước tính từ 193 đến 305 km, được cung cấp năng lượng bởi động cơ tên lửa nhiên liệu rắn xung kép. Ảnh: @Yahoo.
Hệ thống radar mảng quét điện tử chủ động kết hợp với đường truyền dữ liệu hai chiều cho phép nhắm mục tiêu chính xác, và hiệu chỉnh linh hoạt giữa các chặng bay, khiến PL-15 trở thành vũ khí đa năng chống lại máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, các phương tiện có giá trị cao như máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không. Ảnh: @China-Arms.
Các cánh cắt ngắn của tên lửa PL-15 cho phép nó vừa với khoang vũ khí bên trong của các máy bay chiến đấu tàng hình như J-20 của Trung Quốc, và việc tích hợp nó với máy bay JF-17 Block III, được trang bị radar AESA KLJ-7A tiên tiến, giúp tăng cường khả năng tiến hành các cuộc giao tranh tầm xa của Pakistan. Ảnh: @EurAsian Times.
Tầm bắn và khả năng cơ động của PL-15 được cho là ngang bằng, hoặc vượt trội hơn các tên lửa tương đương của phương Tây như AIM-120D AMRAAM của Mỹ, có tầm bắn khoảng 160 km và tương đương với tên lửa MBDA Meteor của châu Âu, nổi tiếng với hệ thống đẩy phản lực cực mạnh. Ảnh: @SimplePlanes.
Đối với Pakistan, việc tích hợp PL-15 vào phi đội JF-17 của họ là một bước tiến đáng kể về khả năng không chiến. Ảnh: @Military Watch Magazine.
Được trang bị PL-15, JF-17 hiện có thể đe dọa các phương tiện quân sự có giá trị cao của Ấn Độ từ khoảng cách xa, chẳng hạn như máy bay có khả năng chỉ huy và cảnh báo trên không (AWACS), hoặc tàu chở dầu tiếp nhiên liệu. Thế nên, điều này buộc Ấn Độ phải xem xét lại các chiến lược phòng không của mình. Ảnh: @Aaj Tak.
Để hiểu được những hàm ý chiến lược, cần so sánh tên lửa PL-15 của Trung Quốc với kho tên lửa không đối không của Ấn Độ. Như tên lửa Astra Mk-1 có tầm bắn khoảng 109 km, ngắn hơn đáng kể so với PL-15. Còn tên lửa Astra Mk-2, hiện đang được phát triển, có mục tiêu mở rộng phạm vi này lên 160 km, nhưng hiện tại vẫn chưa hoạt động. Ảnh: @Army Recognition.
Ấn Độ cũng trang bị tên lửa MBDA Meteor trên máy bay phản lực Rafale, một tên lửa có tầm bắn khoảng 193km và nổi tiếng với vùng không thoát lớn nhờ động cơ ramjet. Trong khi tên lửa MBDA Meteor vẫn là một vũ khí đáng gờm, nhưng tầm bắn xa hơn của PL-15 mang lại cho Pakistan lợi thế tiềm năng trong việc tấn công mục tiêu, trước khi máy bay phản lực của Ấn Độ có thể phản ứng. Ảnh: @MBDA Inc.
Vậy nên, những thực tế này có thể buộc Ấn Độ phải đẩy nhanh các chương trình tên lửa, hoặc tìm kiếm thêm các sản phẩm mua từ nước ngoài, chẳng hạn như tên lửa R-37M của Nga, có tầm bắn lên tới 402 km. Ảnh: @Military Review.
Thiên Đăng