Một mái vòm trên đỉnh lò phản ứng hạt nhân. Ảnh Bloomberg
Sau khi bật đèn xanh cho kỷ lục 11 lò phản ứng từ đầu năm 2024 đến nay, Bắc Kinh có thể cam kết thực hiện "mục tiêu thực tế" là phê duyệt 10 lò phản ứng mới mỗi năm cho đến năm 2035, Tian Jiashu, phó Tổng thư ký của Hiệp hội hạt nhân Trung Quốc, cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh BloombergNEF ở Thượng Hải vào thứ Ba 3/12.
Trung Quốc đang trên đà vượt qua Hoa Kỳ và Pháp để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất điện hạt nhân vào cuối thập kỷ này. Nước này có nhiều lò phản ứng đang được xây dựng hơn bất kỳ quốc gia nào khác sau khi phê duyệt 10 lò cứ hai năm một lần trong thười gian qua. Tuy nhiên, việc duy trì tốc độ đó trong thập kỷ tới có thể sẽ cần nhiều vốn tư nhân hơn để tài trợ cho nỗ lực chủ yếu do nhà nước lãnh đạo.
Ông Tian cho biết, với tốc độ mở rộng như vậy, công suất điện hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp bốn lần lên 200 gigawatt vào năm 2035, đủ để đáp ứng 10% nhu cầu điện. Sau đó, công suất có thể tăng gấp đôi lên 400 gigawatt vào năm 2060, cung cấp 16% tổng lượng tiêu thụ tại thời điểm đó.
Ngành công nghiệp điện hạt nhân của Trung Quốc hiện đang có động lực mạnh mẽ, nhưng sẽ rất khó để duy trì tốc độ hiện tại. Cho đến nay, các lò phản ứng chỉ được đặt ở các khu vực ven biển, nhưng việc thiếu địa điểm sẽ đòi hỏi phải xây dựng chúng trong đất liền ở những khu vực gây ra ô nhiễm và thách thức về quản lý nước. Đảm bảo an toàn cũng rất quan trọng, vì bất kỳ tai nạn nào cũng có thể làm chệch hướng phát triển và gây ra phản ứng chính trị lớn.
Trong khi các quốc gia khác đã làm chậm tốc độ triển khai hạt nhân kể từ thảm họa Fukushima năm 2011, ngược lại Trung Quốc lại đẩy mạnh. Sự quan tâm của quốc tế đối với nguồn năng lượng ổn định và không phát thải đã hồi sinh trong vài năm qua, khi các quốc gia tìm cách khử cacbon cho lưới điện của họ. Là một trong số ít nhà cung cấp công nghệ hạt nhân, Bắc Kinh đang định vị mình để trở thành nhà xuất khẩu chi phí thấp hơn cho thế giới mà đang phát triển lĩnh vực này.
Trung Quốc tập trung vào Hualong One, cái gọi là lò phản ứng thế hệ thứ ba với hệ thống an toàn được tăng cường. Họ cũng đã đưa lò phản ứng thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới vào hoạt động vào năm ngoái, và đang phát triển một lò phản ứng mô-đun nhỏ có tên là Linglong One.
Các công ty nhà nước — bao gồm Công ty Điện hạt nhân Quốc gia Trung Quốc, Tổng công ty Đầu tư Điện lực Nhà nước và Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc — từ lâu đã thống trị ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc, nhưng lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn này đang kêu gọi cải cách để thu hút thêm đầu tư tư nhân.
Ông Tian cho biết, có khả năng lượng đầu tư phi nhà nước vào các công ty có thể tăng lên khoảng một nửa từ mức khoảng 20% hiện tại. "Sự kết hợp của các cổ đông sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư".
Yến Anh
Bloomberg