Khoản 2 Điều 11 Nghị định 159/2025/NĐ-CP về quy định chế độ hưu trí đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có thể nghỉ hưu sớm ở tuổi 60 - 55 (ảnh minh họa).
Trong đó, điều kiện hưởng lương hưu như sau:
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 1 tháng 1 năm 2021 và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Như vậy, theo Nghị định 159, người tham gia BHXH tự nguyện trước 1/1/2021 có quyền nghỉ hưu sớm hơn người mới tham gia sau đó.
Nghị định 134/2015/NĐ-CP (điểm a khoản 2 Điều 5) cho phép nghỉ hưu ở tuổi: Nam: 60 tuổi; Nữ: 55 tuổi.
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 đã nâng tuổi hưu lên do vậy, nhiều người đã đóng BHXH tự nguyện từ trước bị ảnh hưởng.
Tuệ Minh