Cácvụ buôn bán, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bẩn đều có mức độ khá nghiêm trọng, khicác đối tượng đã đưa ra thị trường khối lượng lớn thịt bẩn một cách chuyên nghiệp.Tại một cơ sở giết mổ (CSGM) ở Thường Tín, chủ cơ sở khai nhận đã thu gom lợnchết, lợn nhiễm bệnh về giết mổ rồi đem ra chợ đầu mối tiêu thụ. Mỗi đêm, cơ sởnày giết mổ khoảng 40 - 50 con. Cảnh sát cũng xác định, bắt được đối tượngchuyên cung cấp “nguồn hàng” cho cơ sở này.
Chỉ1 ngày sau đó, kiểm tra tại một ngôi chợ nơi tập trung nhiều sinh viên, ngươìlao động, lực lượng chức năng phát hiện hai sạp thịt lợn đã biến đổi màu sắc, bốcmùi hôi thối; có nguồn gốc là lợn chết, lợn nhiễm bệnh từ các vùng ven đô Hà Nôịhoặc Phú Thọ. Để lừa dối khách hàng, người bán hàng dùng tiết lợn tẩm lênmiếng thịt đánh lừa cảm quan người mua. Chỉ hai sạp thịt này, mỗi ngày tuồn rathị trường hàng tấn thịt bẩn.
Cùngkhoảng thời gian, Bộ Công an cho biết Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01)vừa khởi tố 18 người để điều tra về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Làm giảtài liệu của cơ quan, tổ chức. Trong các bị can có 15 cán bộ, nguyên cán bộ BộY tế. Theo điều tra, hàng nghìn sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe để được sảnxuất phải được Cục ATTP thẩm định hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm. Trong đó, mộttrong những yêu cầu cần phải có là bằng chứng khoa học chứng minh công dụng củasản phẩm. Song trên thực tế, hồ sơ của các DN thường không đạt. Một số cán bộ,lãnh đạo Cục đã dùng tài liệu khác để hợp thức hóa cho DN. Bước đầu công an xácđịnh, các bị can đã nhận hối lộ hơn 75 tỷ đồng để cấp khống hơn 10.000 giấy tiếpnhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm.
Nhữngvụ án trên cho chúng ta thấy một thực tế dù vấn đề ATTP đã được tuyên truyền rấtnhiều, lực lượng chức năng ra quân truy quét rất mạnh mẽ, nhưng vì lòng tham củamột số đối tượng, tình hình vẫn xảy ra phức tạp.
Trongmột phiên họp của HĐND TP Hà Nội mới đây, các cơ quan chức năng cho biết, giếtmổ gia súc, gia cầm là vấn đề trăn trở suốt nhiều năm qua ở Hà Nội. Hiện quy hoạchCSGM tập trung đã được hoàn thiện, TP đã giao Sở NN&MT chủ trì, phối hợpnghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ đủ mạnh, trình HĐND xem xét để thúc đẩy pháttriển hệ thống, thu hút các CSGM chuyển đổi từ nhỏ lẻ sang tập trung. Các độngthái của cơ quan chức năng thời gian qua cũng cho thấy chúng ta đã đánh tận gốcthực phẩm bẩn khi truy xét các CSGM vi phạm, phát hiện xử lý sai phạm của cáccán bộ thẩm quyền “bảo kê” cho thực phẩm bẩn. Và cũng cần sự phối hợp chặt chẽhơn nữa của cơ quan thú y địa phương, cán bộ thôn xã, người dân trong giám sát,phát hiện, để lợn bệnh, lợn chết không có cơ hội được đưa đến CSGM, mà phải đượctiêu hủy theo đúng quy định; để các vi phạm của cán bộ thẩm quyền biến chất sớmbị phát hiện, xử lý. Làm được những việc như vậy, chắc chắn nạn thực phẩm bẩn sẽtiến tới bị triệt xóa hoàn toàn.
Huỳnh Ngọc Hiếu