Truyền dạy nhạc ngũ âm tại huyện Tri Tôn

Truyền dạy nhạc ngũ âm tại huyện Tri Tôn
2 giờ trướcBài gốc
Hòa thượng Chau Ty, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trụ trì chùa Soài So); hòa thượng Chau Sơn Hy, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang (trụ trì chùa Sà Lôn) đến dự.
Lớp nhạc ngũ âm tại chùa Soài So (xã Núi Tô)
Trong thời gian 45 ngày, 28 thanh, thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số Khmer được các nghệ nhân, giáo viên có kinh nghiệm, am hiểu sâu về nghệ thuật nhạc ngũ âm truyền đạt những kiến thức về nhạc ngũ âm, cách chơi từng loại nhạc cụ và cách phối hợp nhạc cụ để tạo ra những giai điệu đi vào lòng người.
Lớp nhạc ngũ âm chùa Sà Lôn (xã Lương Phi)
Nhạc ngũ âm là di sản văn hóa truyền thống quý giá của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, gồm 5 bộ nhạc cụ, làm từ 5 loại chất liệu khác nhau, như: Bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Mỗi loại nhạc cụ được định âm chính xác, đảm bảo yếu tố hòa âm cho cả dàn nhạc để khi hòa tấu tạo ra âm thanh độc đáo, từ rất trầm đến cao vút; từ ngọt ngào, du dương đến sâu lắng…
Việc tổ chức lớp truyền dạy nhạc ngũ âm cho thanh, thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số Khmer có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc, phục vụ phát triển du lịch huyện Tri Tôn; góp phần làm phong phú kho tàng âm nhạc, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer trên địa bàn.
Nhạc ngũ âm là di sản văn hóa truyền thống quý giá của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer
Đây là hoat động nằm trong Dự án 6: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
ĐỨC TOÀN
Nguồn An Giang : https://baoangiang.com.vn/truyen-day-nhac-ngu-am-tai-huyen-tri-ton-a409645.html