Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ. Trong đó quy định cụ thể danh mục cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Theo nghị định, danh mục cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định tại Phụ lục VII, gồm 44 cơ sở.
Trong danh mục 44 cơ sở có nhà để xe ô tô, xe máy, nhà trưng bày ô tô xe máy có tổng diện tích sàn từ 500m2; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có tổng diện tích sàn từ 300m2.
Ngoài ra, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có tổng diện tích phục vụ sản xuất kinh doanh từ 200m2 trở lên cũng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Cụ thể:
Bên cạnh đó, Nghị định 105/2025 quy định, cơ sở thuộc danh mục nêu trên phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở, trừ cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh, trật tự; khuyến khích các cơ sở khác mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Đối với cơ sở có tài sản thuộc danh mục bí mật nhà nước, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn, bảo mật trong quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Nghị định 105 cũng quy định mức trích nộp từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 2% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
Việc quản lý nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 67/2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và quy định pháp luật có liên quan.
Hồng Khanh