Từ 2025, cố tình mượn xe của người này ra đường sẽ bị CSGT tịch thu và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Từ 2025, cố tình mượn xe của người này ra đường sẽ bị CSGT tịch thu và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
một ngày trướcBài gốc
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:
Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
- Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
- Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
- Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.
Như vậy, theo quy định như trên tài sản của người lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì bị tịch thu.
Trong trường hợp nếu người mượn xe chứng minh được không biết người cho mượn xe để đi là xe ăn cướp, thì xe của bạn không bị tịch thu. Ngược lại nếu bạn biết người này mượn xe để đi cướp mà bạn vẫn cho mượn, thì xe của bạn bị tịch thu và bạn còn phải chịu trách nhiệm hình sự vì là đồng phạm của người này.
Ảnh minh họa
Những trường hợp chủ xe bị phạt khi cho mượn xe
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ phạt tiền đối với việc cho mượn xe như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:
Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
Trường hợp 2: Cá nhân, tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:
Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
Theo đó, điều kiện về tuổi tác và sức khỏe được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ như sau:
Điều kiện về độ tuổi:
+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
- Điều kiện về sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Minh Khuê (t/h)
Nguồn Góc nhìn pháp lý : https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/tu-2025-co-tinh-muon-xe-cua-nguoi-nay-ra-duong-se-bi-csgt-tich-thu-va-co-the-phai-chiu-trach-nhiem-hinh-su-13332.html