TUYỂN SINH 2025: Chỉ tiêu, phương thức xét tuyển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

TUYỂN SINH 2025: Chỉ tiêu, phương thức xét tuyển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3 giờ trướcBài gốc
Năm 2025, Học viện dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy như sau:
NHÓM NGÀNH/NGÀNH VÀ TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Chương trình đào tạo tiêu chuẩn
Ghi chú: Môn 1 là môn có vị trí đầu tiên trong các tổ hợp xét tuyển trên và được nhân hệ số 2 để tính điểm xét tuyển cho tất cả các phương thức; * Học viện có thể điều chỉnh nhưng không vượt quá chỉ tiêu đào tạo tối đa theo quy định để đáp ứng nhu cầu người học.
Chương trình quốc tế (dạy và học bằng tiếng Anh)
Ghi chú: Môn 1 là môn có vị trí đầu tiên trong các tổ hợp xét tuyển trên và được nhân hệ số 2 để tính điểm xét tuyển cho tất cả các phương thức; Với các chương trình dạy bằng tiếng Anh, sau khi sinh viên nhập học, Học viện sẽ tiếp tục xét tuyển trong số sinh viên trúng tuyển nhập học từ các ngành có cùng tổ hợp xét tuyển.
ĐỐI TƯỢNG XÉT TUYỂN
Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Đề án tuyển sinh của Học viện.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
PT1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT
PT1: Xét tuyển thẳng học sinh giỏi THPT và có thành tích vượt trội
PT2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
PT3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)
PT4: Xét tuyển kết hợp
Học viện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học viện nhận vào học có điều kiện đối với những trường hợp dưới đây:
(1) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ hoặc thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ hoặc thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nhận vào học các ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp và Thủy sản và các nhóm ngành khác khi có học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT.
(2) Thí sinh là người nước ngoài hoặc thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt (hoặc Tiếng Anh đối với các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Ghi chú:
Ngưỡng đảm bảo chất lượng của khối ngành Sư phạm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GĐ&ĐTđối với tất cả các phương thức xét tuyển.
– Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.
– Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định
Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
Nguồn Chính Phủ : https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tuyen-sinh-2025-chi-tieu-phuong-thuc-xet-tuyen-cua-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-119250204161406542.htm