Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 ca tử vong. So với cùng kỳ, số ca mắc giảm 20,2%, số tử vong giảm 22 ca.
Tại TP.HCM, tính từ ngày 11/11-17/11 (tuần 46), ghi nhận 695 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 8,3% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 46 là 12.013 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và thành phố Thủ Đức.
Gần đây, tại 3 bệnh viện nhi trên địa bàn TP.HCM là Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Nhi đồng 2 liên tục ghi nhận ca sốt xuất huyết trẻ em, nhiều ca nhập viện trong tình trạng nặng, suy đa tạng, nguy kịch do chủ quan.
Các chuyên gia nhận định, sốt xuất huyết ngày càng trở nên nghiêm trọng vì không còn xuất hiện theo chu kỳ mà trở thành bệnh lưu hành hàng năm. Trước đó ở nước ta ghi nhận cứ 10 năm sẽ xuất hiện đỉnh dịch 1 lần thì hiện nay Việt Nam có 2 đỉnh dịch chỉ trong vòng 4 năm là 2019 với hơn 300.000 ca và 2022 với 361.813 ca.
Vaccine là một trong những giải pháp chắc chắn giúp chiến lược kiểm soát sốt xuất huyết hiệu quả hơn. (Ảnh minh họa: Như Loan)
Sốt xuất huyết là bệnh do virus dengue gây ra, có thể bùng phát thành dịch lớn. Việt Nam ghi nhận cả 4 chủng virus gây bệnh, trong đó type Den-1 và Den-2 xuất hiện nhiều hơn, type Den-2 thường liên quan đến ca nặng, tử vong. Khi mắc bệnh, cơ thể chỉ sinh miễn dịch với type virus đó. Vì vậy, một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
Đặc điểm của bệnh là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh không có thuốc đặc hiệu mà chủ yếu điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu cần nhập viện.
Khi sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám, tránh tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà. Bệnh nhân có thể uống paracetamol để hạ sốt và làm dịu cơn đau; tránh aspirin hoặc ibuprofen vì hai thuốc này có thể tăng nguy cơ xuất huyết.
Sốt xuất huyết là căn bệnh được tổ chức y tế thế giới đánh giá là 1 trong 10 mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe cộng đồng. Tổ chức y tế thế giới cũng đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng do sốt xuất huyết.
Theo các chuyên gia, vaccine có vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh, giảm bớt khó khăn trong đời sống hàng ngày. Việc tiêm chủng cũng giúp giảm nguy cơ bệnh trở nặng, không tốn hàng trăm triệu đồng điều trị. Vaccine là một trong những giải pháp chắc chắn giúp chiến lược kiểm soát sốt xuất huyết hiệu quả hơn.
Hiện nay, Việt Nam đã có vaccine ngừa sốt xuất huyết.
Vaccine sốt xuất huyết do hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản sản xuất. Phác đồ tiêm hai mũi cách nhau ba tháng, cho người từ 4 tuổi trở lên. Mũi tiêm giúp phòng bốn chủng virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, gồm Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Hiệu quả phòng bệnh hơn 80% và ngừa đến 90% nguy cơ nhập viện. Sau khi tiêm, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ như đau, sưng tại chỗ tiêm và sốt nhẹ.
Vaccine được kỳ vọng là vũ khí mới giúp phòng chống và kiểm soát sốt xuất huyết hiệu quả, trong bối cảnh dịch tễ bệnh thay đổi, muỗi truyền bệnh sinh sôi, tăng lây nhiễm cho người. Liều nhắc lại để tăng cường miễn dịch chưa được khuyến cáo.
Đây là vaccine ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam. Đến nay, vaccine do Takeda sản xuất đã được phê duyệt ở hơn 30 quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Brazil, Argentina, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Vaccine cũng được phê duyệt và sử dụng cho chương trình tiêm chủng quốc gia tại Brazil và Argentina.
Với trẻ dưới 4 tuổi chưa tiêm được vaccine, ngoài các biện pháp ngừa muỗi được Bộ Y tế khuyến cáo, cha mẹ có thể tham khảo trên thị trường những sản phẩm mới đã được chứng nhận an toàn như tã trẻ em xua muỗi và khăn lau xua muỗi... để bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt, giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.
Mặc dù đã có vaccine, song, để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả, cha mẹ và cộng đồng cần duy trì các biện pháp phòng ngừa mà Bộ Y tế đã khuyến cáo, gồm:
1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...
3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Ngoài các biện pháp trên, đối với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi chưa thể tiêm vaccine, cha mẹ có thể tham khảo trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm hỗ trợ chống muỗi được kiểm định an toàn như tã trẻ em xua muỗi, khăn lau xua muỗi...
Tã trẻ em xua muỗi và khăn lau xua muỗi hỗ trợ bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt gây bệnh sốt xuất huyết.
Bobby Anitmos là dòng sản phẩm xua muỗi gồm Tã quần xua muỗi và Khăn lau xua muỗi. Sản phẩm được các chuyên gia của Tập đoàn Unicharm Nhật Bản phát triển dành riêng cho thị trường Đông Nam Á nhằm góp phần phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Bobby Antimos sử dụng hương sả tự nhiên, không chứa DEET (hoạt chất chống côn trùng được khuyến nghị chỉ dùng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên). Tã quần xua muỗi có hiệu quả trong vòng 8 tiếng và khăn lau xua muỗi có hiệu quả trong vòng 4 tiếng.
Sản phẩm an toàn với trẻ em từ 6 tháng tuổi và phụ nữ đang mang thai, giúp bảo vệ, giảm thiểu muỗi cắn, góp phần phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Như Loan