Văn hóa doanh nhân Thái Nguyên: Phong trào lớn mạnh từ tâm

Văn hóa doanh nhân Thái Nguyên: Phong trào lớn mạnh từ tâm
2 giờ trướcBài gốc
Phân trường mầm non, tiểu học Xuyên Sơn thuộc Trường Tiểu học Thần Sa (Võ Nhai) được Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long tài trợ xây dựng với tổng kinh phí 18 tỷ đồng.
Chỉ tính từ năm 2019, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có sự đình trệ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong khó khăn, các DN càng thêm tin yêu nhau hơn. Phong trào “Mua cho nhau, bán cho nhau” là một trong những minh chứng sinh động trong văn hóa ứng xử của doanh nhân với nhau, DN với xã hội. Hay như đóng góp từ thiện xã hội trong doanh nhân là một phong trào tốt. Câu “Tương thân tương ái” luôn được lãnh đạo HHDN đi đầu, lan tỏa đến cộng đồng cùng tham gia nên giá trị huy động rất cao…
Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công từng phát biểu về DN Thái Nguyên: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm, tư tưởng chiều sâu văn hóa và kinh tế phải song hành. DN Thái Nguyên hiểu nhau, giúp nhau, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đem lại ấm no cho người lao động chính là nét văn hóa đặc sắc của doanh nhân Thái Nguyên…
Chủ tịch HHDN tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Văn Thời cũng thường tâm sự: Muốn trở thành người kinh doanh giỏi phải không ngừng học tập, khổ công rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức người kinh doanh.
Chính vì vậy, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG do ông Nguyễn Văn Thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ở huyện nào trong tỉnh cũng có nhà máy với hàng vạn lao động. Vì trong tâm khảm ông muốn tạo đời sống của người dân Thái Nguyên “Ly nông mà không phải ly hương”…
Ngày 19/5/2023, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện trong cộng đồng doanh nhân toàn quốc. Hiệp hội DN Thái Nguyên là một trong số các tỉnh triển khai sớm nhất bởi Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, bao gồm 6 điều chính là những công việc mà cộng đồng DN đang phấn đấu thực hiện: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.
Trong đó, hai quy tắc đầu là những nguyên tắc đạo đức cơ bản của doanh nhân để đảm bảo cho tính chính danh và sự tồn tại của DN. Quy tắc thứ ba và thứ tư là những chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh và tương tác với các đối tác. Hai quy tắc cuối cùng là những phẩm chất cần có trong ứng xử với thiên nhiên, môi trường, với Tổ quốc, xã hội và gia đình; có tinh thần dân tộc, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội cao. Bên cạnh đó, củng cố niềm tin, tăng sự ủng hộ của xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, DN của địa phương.
DN, doanh nhân Thái Nguyên từ cốt cách văn hóa, ý thức công dân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đáp ứng sự tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Thục Trang
Nguồn Thái Nguyên : https://baothainguyen.vn/kinh-te/doanh-nghiep-doanh-nhan/202410/van-hoa-doanh-nhan-thai-nguyen-phong-trao-lon-manh-tu-tam-91a24f4/