1. Vai trò của vật lý trị liệu đối với người mắc hội chứng Horner
Hội chứng Horner còn được gọi bằng tên hội chứng Bernard-Horner hay hội chứng Claude Bernard-Horner hoặc liệt giao cảm nhãn cầu...
Các dấu hiệu của hội chứng Horner là ở một bên mặt bị ảnh hưởng bao gồm sụp mí mắt (mí mắt trên sụp xuống do mất sự chi phối của hệ thần kinh giao cảm đến cơ Muller), sụp mí mắt ngược (mí mắt dưới hơi nhô lên), co đồng tử (đồng tử co lại) và giãn đồng tử.
Ngoài ra, có thể xảy ra tình trạng giảm tiết mồ hôi ở bên mặt bị ảnh hưởng, mất phản xạ lông mao và xuất huyết kết mạc, tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Hiện tượng đỏ bừng mặt cũng thường xảy ra ở phía mặt bị ảnh hưởng do các mạch máu dưới da giãn ra.
Vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện nhiều triệu chứng và chất lượng cuộc sống của người mắc hội chứng Horner, mặc dù nó không thể chữa trị hoàn toàn tình trạng này. Một số lợi ích mà vật lý trị liệu đem lại cho người mắc hội chứng Horner như:
- Cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh cơ mặt: Người mắc hội chứng Horner thường gặp phải tình trạng yếu hoặc mất cân đối cơ mặt. Vật lý trị liệu giúp kích thích các cơ này thông qua các bài tập cụ thể, như các bài tập mím môi, căng cơ mặt và chuyển động mắt, giúp cải thiện sự linh hoạt và đồng đều của các cơ mặt.
Hội chứng Horner là một hội chứng lâm sàng do tổn thương hệ thần kinh giao cảm.
- Tăng cường khả năng vận động của cổ và mắt: Các bài tập kéo giãn cổ và chuyển động mắt sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, nhờ đó mà người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong các hoạt động hàng ngày.
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi: Các bài tập thở sâu, thư giãn cơ thể có thể giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi ở người mắc hội chứng Horner.
- Hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh: Các bài tập có thể kích thích các dây thần kinh và hỗ trợ quá trình tái tạo thần kinh, từ đó cải thiện chức năng thần kinh giao cảm nếu có thể.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Mặc dù vật lý trị liệu không thể chữa khỏi hội chứng Horner, nhưng việc giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện chức năng cơ thể sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và tự tin, chủ động hơn trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.
2. Một số bài tập vật lý trị liệu cho người mắc hội chứng Horner
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu giúp người mắc hội chứng Horner cải thiện các triệu chứng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vận động và tư thế của cổ, mặt và mắt:
2.1. Bài tập kéo giãn cơ cổ
Thực hiện kéo giãn cơ cổ sẽ giúp giảm căng cơ cổ và cải thiện tầm vận động của cổ. Khi tập, người bệnh cần lưu ý không kéo căng quá mức, cảm nhận căng nhẹ mà không đau.
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng lưng, hai tay đặt trên đùi.
Từ từ nghiêng đầu sang một bên, cảm nhận sự căng ở cổ, giữ trong 15-20 giây.
Quay lại tư thế ban đầu và lặp lại với bên đối diện.
Thực hiện 3-5 lần mỗi bên.
2.2. Bài tập căng cơ mặt
Bài tập này giúp tăng cường sự linh hoạt của các cơ mặt và giảm sự mất cân đối do hội chứng Horner.
Cách thực hiện:
- Lấy đầu ngón tay trỏ và ngón giữa để massage nhẹ nhàng vùng thái dương rồi di chuyển dần đến vùng trán. Tốt nhất là thực hiện động tác này ở cả hai bên và làm hai tay cùng lúc. Massage trong khoảng 15 giây.
- Lấy ngón trỏ và ngón giữa để thực hiện massage từ vị trí cánh mũi kéo căng cơ mặt dần đến vị trí trán. Sau đó thực hiện theo hướng ngược lại và kéo dãn cơ xuống lại vị trí má dưới. Động tác này thực hiện khoảng 15 giây.
- Tiếp tục sử dụng lòng bàn tay kéo cơ má dãn dần ra rồi di chuyển dần đến vị trí thái dương từ 3, 4 lần. Massage bằng lòng bàn tay tròn đều ở toàn bộ má theo hướng kéo lên thái dương (thực hiện thật đều tay ở cả hai bên má cùng một lúc), trong khoảng 15 giây.
Hít thở sâu là liệu pháp giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể hiệu quả cho người mắc hội chứng Horner.
2.3. Bài tập mở mắt và nhắm mắt
Thực hiện mở mắt và nhắm mắt nhằm cải thiện sự vận động của cơ quanh mắt, giảm tình trạng sụp mí mắt và co đồng tử.
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng và thư giãn.
Nhắm mắt thật chặt trong 5 giây, sau đỏ mở mắt to nhất có thể và giữ trong 3 giây.
Lặp lại động tác này 10 lần.
2.4. Bài tập hít thở sâu
Hít thở sâu là liệu pháp giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể, đặc biệt là cơ cổ, mặt.
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng, hai tay đặt trên đùi hoặc bụng.
Hít sâu qua mũi trong 4 giây, giữ hơi thở trong 2-3 giây.
Thở ra chậm qua miệng trong 6 giây.
Lặp lại động tác này 5-10 lần mỗi ngày.
3. Một số lưu ý khi tập đối với người mắc hội chứng Horner
- Các bài tập này cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng và dần dần.
- Nếu cảm thấy không thoải mái nào, nên tạm dừng tập và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Bên cạnh vật lý trị liệu, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Mời bạn đọc xem thêm:
BS Ngô Đức Nhuân