Khu vực vườn nhãn chạy dài 7km nằm trên địa bàn phường Hiệp Thành, tỉnh cà Mau với 3 giống nhãn gồm nhãn cổ, nhãn xuồng cơm vàng và thanh nhãn. Dọc tuyến tỉnh lộ 38 là những vườn nhãn san sát đang chín rộ.
Vườn nhãn ở phường Hiệp Thành, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nguyên Du
Ngoài Thanh nhãn nỗi tiếng, vùng đất cát, giàu kali tại phường Hiệp Thành ven biển Cà Mau đã vun đắp, nuôi dưỡng hoàn hảo làm cho cây nhãn xuồng cơm vàng mang những đặc trưng rất riêng như: trái ngọt đậm, thơm và dày cơm được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng.
Mùa thu hoạch nhãn xuồng cơm vàng thường rơi vào khoảng giữa tháng 6 – 8 hàng năm. Ảnh: Nguyên Du
Mùa thu hoạch nhãn xuồng cơm vàng thường rơi vào khoảng giữa tháng 6 – 8 hàng năm. Đây cũng là lúc nhiều du khách gần xa đến tham quan, thưởng thức hương vị độc đáo của loại nhãn này. Các vườn nhãn lớn tại Hiệp Thành cũng đã cho những quả bối đầu tiên. Nhãn vừa bẻ xuống, chùm nhãn còn xanh mướt lá được các chủ vườn bày bán ngay trước ngõ. Vì số lượng chưa nhiều nên chủ yếu các khu vườn này chọn kênh bán lẻ dọc theo tuyến lộ, vừa thuận lợi tiêu thụ số nhãn đầu vụ, vừa bán được giá khá cao, giao động từ 45 – 50 ngàn đồng/kg.
Để tăng lợi nhuận, hiện nay một số chủ vườn nhãn trên địa bán phường Hiệp Thành còn mở hình thức du lịch nhà vườn như bán vé cho du khách vào vườn tham quan và thưởng thức nhãn tại vườn. Ảnh: Nguyên Du
Chị Nguyễn Thanh Thúy, du khách Thành phố Hồ Chí Minh đã đến Cà Mau nhiều lần nhưng lần nào cũng đến tham quan vườn nhãn ở Hiệp Thành.
Theo chị Thúy những năm gần đây, các chủ vườn nhãn tại đây đã đa dạng hóa loại hình dịch vụ, sản phẩm mang đến cho du khách nhiều lựa chọn để trải nghiệm.
Nhà vườn thu hoạch nhãn bán cho du khách. Ảnh: Nguyên Du
Mặc dù đến Cà Mau có nhiều điểm du lịch sinh thái đang dần định hình thương hiệu nhưng việc thưởng lãm vẻ đẹp, cảm nhận sự yên bình, không khí trong lành dưới tán nhãn mang đến cho chị Thúy nhiều điều thú vị.
Bà Lâm Thị Kim chủ vườn nhãn ở phường Hiệp Thành, tỉnh Cà Mau cho biết, trước đây khu vực này chủ yếu là nhãn cổ có tuổi đời hơn 100 năm tuổi nhưng theo thời gian nhãn cổ cũng lão hóa cho trái nhỏ và ít dần. Nhờ thực hiện ghép cải tạo thành công giống Nhãn xuồng cơm vàng trên cây nhãn bản địa mà năng suất, mẫu mã, chất lượng nhãn đều nâng cao, góp phần tăng thu nhập sau mỗi vụ thu hoạch. “ Ngoài Thanh nhãn, Nhãn xuồng cơm vàng chứ danh ở đây được người tiêu dùng ưu chuộng. Mùa này, ngoài bán cho chủ vựa, tôi còn bán tại vườn phục vụ khách tham quan khách tham”, bà Kim cho hay.
Ngoài chủ vườn, người dân tại phường Hiệp Thành cũng tranh thủ lấy nhãn từ các vườn nằm sâu trong đồng đem ra bày bán dọc theo tuyến lộ lớn. Với lượng khách khá đông, nhất là thứ 7 và Chủ nhật, việc buôn bán nhãn tại khu vực này mang lại nguồn thu ổn định cho nhiều hộ dân.
Ngoài chủ vườn, người dân tại phường Hiệp Thành cũng tranh thủ lấy nhãn từ các vườn nằm sâu trong đồng đem ra bày bán dọc theo tuyến lộ lớn. Ảnh: Nguyên Du
Chị Mỹ Châu một hộ chuyên kinh doanh các loại hoa quả ở phường Hiệp Thành nói: Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa nhãn, tôi mua nhãn vườn của các hộ dân rồi bày bán cho du khách. Hầu hết các loại nhãn ở đây đều có cùi dày, ăn ngọt và có hương thơm đậm đà được nhiều người ưa chuộng, bán rất chạy.
Ngoài tận dụng các kênh bán lẻ, bán cho khách để tăng lợi nhuận, hiện nay một số chủ vườn nhãn trên địa bán phường Hiệp Thành còn mở hình thức du lịch nhà vườn như bán vé cho du khách vào vườn tham quan và thưởng thức nhãn tại vườn, mở kinh doanh một số nước uống, thức ăn phục vụ du khách tham quan.
Nguyên Du