Trong tác phẩm kinh điển Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, nhân sâm quả được ví như “thần quả trường sinh” – loại quả hiếm có bậc nhất tam giới, phải mất 10.000 năm mới ra được một đợt trái chín. Vậy mà Trư Bát Giới, vị đồ đệ nổi tiếng háu ăn của Đường Tăng, lại nuốt chửng một quả mà không thèm nhai, dường như không chút trân trọng. Nhưng đằng sau hành động tưởng như bộc phát đó, lại ẩn chứa một bí mật không ngờ!
Chuyến thỉnh kinh đến núi Vạn Thọ đưa bốn thầy trò Đường Tăng gặp gỡ Trấn Nguyên Đại Tiên – chủ nhân Ngũ Trang đạo quán và cũng là người sở hữu cây nhân sâm quý giá ngàn năm có một. Hai tiểu đồng được lệnh mang quả quý mời Đường Tăng nếm thử, nhưng vì hình dáng quả giống hệt trẻ sơ sinh nên ông một mực từ chối.
Ảnh minh họa.
Câu chuyện tưởng như khép lại, nhưng lại mở đầu cho một vụ trộm quả nhân sâm chấn động tiên giới. Trư Bát Giới – kẻ “động lòng” trước mùi vị chưa từng nếm – đã xúi giục Tôn Ngộ Không hái trộm quả. Ba quả quý giá lập tức được chia nhau: một cho Sa Tăng, một cho Bát Giới, một cho Ngộ Không. Và rồi, giữa lúc các huynh đệ còn đang thưởng thức chậm rãi, Trư Bát Giới đã nuốt chửng quả nhân sâm chỉ trong một hơi!
Nhiều người cho rằng, Bát Giới hành động như vậy chỉ vì tính nết háu ăn vốn có. Nhưng sự thật lại không đơn giản. Là người từng giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái trên thiên đình, Trư Bát Giới hiểu rõ bí mật đằng sau quả nhân sâm – một trong ba loại “bảo vật trường sinh” sánh ngang bàn đào của Vương Mẫu và kim đan của Thái Thượng Lão Quân.
Theo truyền thuyết, nhân sâm quả chứa tinh hoa trời đất, sau khi hái xuống nếu để lâu sẽ cứng lại, linh khí tiêu tan, trở nên vô dụng. Cách ăn duy nhất để hấp thụ trọn vẹn tiên khí chính là... nuốt chửng ngay khi còn tươi mới. Điều này được hai tiên đồng của Trấn Nguyên Tử xác nhận, và có lẽ cũng là lý do khiến Trư Bát Giới hành động “nhanh gọn lẹ” đến vậy.
Vậy là, sau vẻ ngoài vụng về và tính cách ham ăn, Trư Bát Giới lại thể hiện sự từng trải và thông tuệ bất ngờ. Không chỉ nhận ra giá trị vô song của nhân sâm quả, ông còn biết cách khai thác tối đa hiệu quả của tiên quả này, nhanh chóng hấp thụ để gia tăng tu vi, góp phần trên hành trình thỉnh kinh đầy gian khó.
Như Ý (t/h)