Vị trí đặt mâm cúng sửa nhà
Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, gia chủ nên bày bàn cúng ở vị trí giữa nhà, hướng ra ngoài, và đặt ở vị trí thoáng đãng. Trường hợp sửa lớn, có động đến phần móng của căn nhà, thì nên đặt bàn cúng ở ngoài trời, ở trung tâm của khu đất chuẩn bị thực hiện thi công.
Theo quan niệm của dân gian Việt Nam ta, việc sửa nhà không chỉ ảnh hưởng đến phong thủy mà còn liên quan đến linh khí của căn nhà. Vậy nên, gia chủ cần phải lưu ý một số điều kiêng kỵ dưới đây khi cúng sửa nhà, để tránh tai ương, xui xẻo:
- Không nên đặt bếp đối diện cửa ra vào. Việc đó sẽ làm tiền tài hao hụt. Nếu đã lỡ đặt bếp ở cửa ra vào, nên sử dụng rèm, kệ hoặc vách ngăn để che chắn.
- Không sửa nhà khi đang chịu tang (trong khoảng thời gian 3 năm chịu tang), nếu bắt buộc phải sửa nhà thì bạn nên đợi qua giỗ đầu.
Lễ cúng sửa nhà là một việc có ý nghĩa rất quan trọng.
- Tránh khởi công sửa nhà vào những năm xấu như Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu.
- Kiêng đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà, vì vị trí giữa nhà là vị trí Trung cung của vận khí.
- Tránh thiết kế cầu thang xoắn ốc vì điều đó làm tiền bạc dễ thất thoát.
- Không được đặt bếp ở thẳng cửa nhà vệ sinh, dưới cầu thang hoặc dưới nhà vệ sinh.
- Tránh thiết kế cửa trước và cửa sau thẳng hàng với nhau.
Mâm cúng sửa nhà gồm những gì?
Trong phong tục, tín ngưỡng dân gian Việt Nam, sửa nhà được coi là một việc trọng đại, ảnh hưởng đến vận khí và tài lộc của cả gia đình.
Do đó, trước khi tiến hành sửa nhà, gia chủ thường chuẩn bị một mâm cúng để trình báo thần linh, gia tiên, thổ công,... cầu phù hộ mọi việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
Dưới đây là danh sách lễ vật cơ bản khi chuẩn bị mâm cúng sửa nhà:
- Hoa tươi (nên chọn hoa cúc hoặc hoa đồng tiền).
- Nhang (hương), đèn cầy hoặc nến.
- Trầu cau.
- Rượu trắng và nước lọc.
Tùy vào phong tục địa phương và tín ngưỡng của mỗi gia đình, lễ vật mâm cúng sửa nhà có thể điều chỉnh cho phù hợp.
- Muối và gạo.
- Bộ tam sên (bao gồm thịt luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc).
- Mâm ngũ quả (chọn 5 loại trái cây tùy mùa, thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung).
- Xôi (xôi gấc, xôi đậu xanh) hoặc chè (chè trôi nước).
- Gà luộc nguyên con (có thể thay bằng thịt quay hoặc đồ chay).
- Tiền vàng mã và quần áo mã.
- Bánh kẹo (tùy chọn).
- Bộ đồ cúng động thổ (nếu cần, gồm vàng mã, giấy tiền, nhang đèn đặc biệt).
* Thông tin phong thủy trong bài mang tính tham khảo.
Đinh Huế (t/h)