Việc bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố cần được thông qua cộng đồng dân cư

Việc bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố cần được thông qua cộng đồng dân cư
10 giờ trướcBài gốc
Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư. (Ảnh: CTV)
Theo Quyết định số 759/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng đã phê duyệt phương án sắp xếp đối với thôn, tổ dân phố thuộc cấp xã. Trong đó, cũng có đề cập đến các nội dung liên quan tới .
Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư trong các trường hợp: người có nguyện vọng xin thôi vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do cá nhân khác; người này phải có đơn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nêu rõ lý do xin thôi.
Cụ thể, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong các trường hợp: không còn được nhân dân tín nhiệm; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; tham nhũng, lãng phí; không chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc quy định của cấp trên; vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị.
Trình tự tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư để xem xét cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện theo khoản 5, Điều 3 .
Theo đó, đối với cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sẽ giới thiệu danh sách người ứng cử. Danh sách này do Ban công tác Mặt trận thống nhất với cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố, đồng thời đề nghị các đại diện hộ gia đình tham dự tự ứng cử hoặc đề cử người đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia bầu.
Sau phần thảo luận, người chủ trì cuộc họp tổng hợp ý kiến, đề xuất nội dung cần biểu quyết và phương án biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín để người tham dự lựa chọn.
Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết đối với từng nội dung và kết luận cuộc họp. Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng các văn bản: nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ hoặc bản thỏa thuận, trong đó ghi rõ nội dung quyết định theo quy định tại khoản 2, Điều 20 của .
Trường hợp cuộc họp để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, người trúng cử sẽ ra mắt tại cuộc họp. Nếu không xác định được người trúng cử, cần nêu rõ lý do trong biên bản để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tổ chức bầu lại.
Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, người chủ trì có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cuộc họp. Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua (theo Mẫu số 03 kèm theo Nghị định) phải được gửi đến UBND cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, theo quy định tại khoản 3, Điều 20 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
LÊ ANH
Nguồn Nhân Dân : https://nhandan.vn/viec-bai-nhiem-truong-thon-to-truong-dan-pho-can-duoc-thong-qua-cong-dong-dan-cu-post893528.html