VinSpeed lên tiếng về đề xuất vay vốn siêu ưu đãi làm dự án đường sắt cao tốc

VinSpeed lên tiếng về đề xuất vay vốn siêu ưu đãi làm dự án đường sắt cao tốc
9 giờ trướcBài gốc
Hình minh họa dự án đường sắt cao tốc trên thế giới
Ngày 14/5, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Dự án có vốn đầu tư khoảng 1.562.000 tỷ đồng (khoảng 61,35 tỷ USD), không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng.
Trong đó, VinSpeed chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312.330 tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).
80% số còn lại (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng), VinSpeed đề xuất vay vốn nhà nước không tính lãi suất trong vòng 35 năm kể từ ngày giải ngân.
Dự án có vốn đầu tư khoảng 1.562 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 61,35 tỷ USD), không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng.
Trong đó, VinSpeed đề xuất chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).
80% số còn lại (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng), VinSpeed đề xuất vay vốn Nhà nước không tính lãi suất trong vòng 35 năm kể từ ngày giải ngân.
Ngay khi VinSpeed - một đơn vị mới thành lập thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vingroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập đề xuất đầu tư vào dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, thông tin này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và gây ra nhiều tranh luận trong dư luận.
Một số ý kiến tỏ ra băn khoăn về năng lực thực hiện dự án của VinSpeed, nhất là khi công ty còn non trẻ, chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Mức đầu tư khổng lồ gần 70 tỷ USD cùng với đề xuất vay tới 80% tổng vốn với lãi suất 0% trong vòng 35 năm càng làm dấy lên nhiều nghi ngờ và đặt ra câu hỏi về tính khả thi của kế hoạch này.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Đào Thụy Vân, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed cho biết, đây dự án khó khăn và đầy thách thức nhưng đây là thời điểm lịch sử để khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát huy vai trò, hưởng ứng Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, và đặc biệt là Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Trên tinh thần đó, cộng với mong muốn xây dựng ngành công nghiệp đường sắt cao tốc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở các địa phương, VinSpeed xác định đây là dự án cống hiến chứ không phải dự án vị lợi nhuận. Vì thế, VinSpeed mong sẽ nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của Đảng, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước để dự án có thể triển khai và đưa vào khai thác sớm trước tháng 12/2030.
Bà Vân thông tin rằng, theo đề xuất của VinSpeed, Nhà nước chỉ cho vay chứ không phải bỏ vốn đầu tư. Phương án đã được duyệt tháng 11/2024 cho thấy Nhà nước đầu tư 61,35 tỷ USD, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng, với thời gian hoàn vốn theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này tính toán, có thể lên đến 70 năm. Còn phương án của VinSpeed là Nhà nước cho VinSpeed vay 80%, tương đương 1.249,6 nghìn tỷ đồng (khoảng 49,08 tỷ USD) trong 35 năm không tính lãi, 20% còn lại tương đương khoảng 312,33 nghìn tỷ đồng, khoảng 12,27 tỷ USD, VinSpeed sẽ chủ động đi vay và chịu lãi.
Như vậy, VinSpeed chủ động gánh cho Nhà nước 20% tổng vốn phải đầu tư và chịu lãi hoàn toàn cho số đó, đồng thời sẽ hoàn trả Nhà nước toàn bộ vốn vay sau 35 năm. Về cơ bản, Nhà nước không phải bỏ vốn cho dự án này.
Còn về thời gian hoàn vốn, theo tìm hiểu của VinSpeed, 98% tuyến đường sắt cao tốc trên thế giới lỗ, chỉ 2% là có lãi. Đặc biệt, theo các chuyên gia, cứ sau khoảng 30 năm vận hành sẽ phải tái đầu tư hàng chục tỷ USD để bảo trì, nâng cấp. Nếu giao cho VinSpeed, ngân sách nhà nước sẽ không phải chịu những áp lực tài chính này.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam rất dài, lại chạy qua nhiều địa phương có thu nhập chưa cao nên khả năng khai thác kinh doanh để hoàn vốn là vô cùng khó khăn. Đó là lý do thời hạn khai thác phải đủ dài để bù đắp chi phí xây dựng và vận hành.
Bà Vân cũng tự tin là nếu đề xuất được phê duyệt thì VinSpeed sẽ huy động được khoảng 300.000 tỷ đồng, phần vốn tự có có thể thu xếp khoảng 45.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VinSpeed sẽ hết sức nỗ lực, quyết liệt sáng tạo để phát triển dự án, linh hoạt kinh doanh để tạo ra được dòng tiền, tương ứng với phần lớn chi phí đầu tư, cũng như hoàn trả các khoản vay. Dự kiến nguồn hoàn trả cho Nhà nước sẽ gồm 3 phần: doanh thu từ kinh doanh vận tải của tuyến (không còn nhiều sau khi trừ các chi phí vận hành, vay 20%, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế các đoàn tàu, đường ray sau 12 - 15 năm…); nguồn thu từ sự hợp tác với các công ty trong hệ sinh thái Vingroup và nguồn đóng góp thêm của các cổ đông cho phần còn thiếu.
Theo bà Vân, VinSpeed có chung nhà sáng lập với tập đoàn Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng. Việc ông Vượng để VinSpeed đứng riêng nhằm tách phần khó khăn ra khỏi Vingroup, đảm bảo không ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông tập đoàn. Trước đó, Vingroup đã đăng ký đầu tư các tuyến đường sắt cao tốc khác nên không xa lạ gì lĩnh vực này. Hiện tại, VinSpeed đang thỏa thuận với đối tác Trung Quốc, Đức, Nhật để nhận chuyển giao công nghệ, cũng như sản xuất các đầu máy, toa xe cùng hệ thống tín hiệu, điều khiển tại Việt Nam.
VinSpeed có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm các tổ chức, cá nhân như sau: Tập đoàn Vingroup góp 600 tỷ, sở hữu 10% cổ phần; Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam góp 2.100 tỷ, sở hữu 35% cổ phần; Bà Phạm Thúy Hằng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup góp 180 tỷ đồng, sở hữu 3% cổ phần; Ông Phạm Nhật Vượng góp 3.060 tỷ, sở hữu 51% cổ phần; và 2 người con trai của ông Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Quân Anh mỗi người góp 30 tỷ đồng, sở hữu 0,5% cổ phần/người.
Minh Đăng
Nguồn Thương Gia : https://thuonggiaonline.vn/vinspeed-len-tieng-ve-de-xuat-vay-von-sieu-uu-dai-lam-du-an-duong-sat-cao-toc-post560062.html