Chăm sóc và yêu thương con là điều mà mọi bậc cha mẹ cần phải làm và điều này cần thiết hơn bao giờ hết khi các cặp vợ chồng không còn chung sống, quyết định ly hôn. Tuy nhiên việc quan tâm, chăm sóc này cần phải được thảo luận kĩ càng để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như hạnh phúc khi cả hai có gia đình mới.
Một người phụ nữ giấu tên mới đây đã có bài phàn nàn trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của mọi người. Người này cho biết, cô hiện đang sinh sống cùng chồng và con riêng của anh, cô cảm thấy điều này không hề có vấn đề gì cho đến khi người vợ cũ của chồng liên tục có những hành động quấy phá hạnh phúc gia đình cô.
Theo đó, vợ cũ của chồng thường quyên đặt quà để gửi tặng con gái nhưng lại chọn hình thức "trả tiền mặt", tức "nhận hàng rồi thanh toán". Điều đó đồng nghĩa với việc người mẹ kế này thường xuyên phải nhận hàng và trả tiền cho những món quà mà vợ cũ của chồng đặt và tặng con gái. "Tôi phải trả tiền cho chị ấy, thật nực cười" - người này tức giận.
Ảnh minh họa
Mẹ kế cũng cho biết thêm, vợ cũ thường xuyên lấy cớ là muốn tặng quà để bù đắp cho việc không thể ở bên cạnh con gái thường xuyên. Do đó mỗi ngày chị ta lại tặng con gái một món quà khác nhau. Dịp Giáng sinh sắp tới nên chị ta còn đặt hẳn 3 cây thông Noel làm quà Giáng sinh cho con gái và gia đình mới của chồng.
"Cô ấy đặt quà cho con gái nhưng lại chọn hình thức trả tiền khi nhận hàng, điều này có hợp lý không?".
Sau khi bài đăng được chia sẻ, hàng nghìn người bày tỏ sự tức giận giống như bà mẹ kế. Họ cho rằng người vợ cũ của chồng đang lấy cớ gửi quà cho con gái để quấy rầy cuộc sống của gia đình chứ thực chất không hề muốn quan tâm tới con gái nhưng những gì cô ta thể hiện ra.
"Một người đạo đức giả, như vậy thì cô tốt nhất không nhận bất kì món quà nào cả và dùng chính số tiền đó tự mua quà tặng cho con gái còn tốt hơn gấp vạn lần người vợ cũ xảo trá kia".
"Người mẹ này bị điên rồi ư, vậy có tốt cho con gái đâu cơ chứ"
"Nếu bạn là một người mẹ kế tồi thì bạn đã không nhận bất kì món quà nào mà cô ta gửi đến nhưng không, bạn thật tuyệt vời khi vẫn nhận những món quà đó cho đến giờ. Và giờ thì bạn không cần trả tiền để làm một người mẹ kế tốt nữa".
"Bạn đừng nói rằng đó là món quà được gửi từ mẹ ruột của bé gái nữa mà thay vào đó hãy nói rằng chính bạn là người đã phải trả tiền mua những món quà đó để tặng cho bé"
"Hãy nói với con gái của bạn rằng nếu muốn thì phải dùng tiền túi của mình để lấy hàng, bằng không hãy nói mẹ ruột đừng bao giờ gửi quà mà chưa trả tiền nữa".
Ảnh minh họa
Trên thực tế việc người mẹ ruột thường xuyên gửi quà quan tâm con gái sau khi ly hôn là điều nên làm. Việc này giúp cho những đứa trẻ cảm nhận được tình yêu thương mặc dù gia đình đã không còn chung sống nữa. Tuy nhiên hình thức gửi quà của người mẹ vô tình đem đến rắc rối cho gia đình mới của bé, thậm chí bé sẽ gặp nhiều rủi ro nếu gặp một người mẹ kế không tốt.
1. Cảm xúc của trẻ
Trẻ em có thể cảm thấy bối rối khi thấy mẹ đẻ gửi quà nhưng mẹ kế phải trả tiền. Điều này có thể tạo ra cảm giác không công bằng và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Cha mẹ cần chú ý đến cảm xúc của trẻ và giải thích rõ ràng về tình huống này để trẻ không cảm thấy tội lỗi hoặc áp lực.
2. Giao tiếp giữa các bậc phụ huynh
Việc giao tiếp cởi mở giữa mẹ đẻ và mẹ kế là rất quan trọng. Nếu có thể, họ nên thảo luận về tình huống này để tìm ra giải pháp hợp lý. Mẹ đẻ có thể chia sẻ lý do tại sao lại muốn gửi quà và mẹ kế có thể nêu lên những cảm giác của mình về việc này.
3. Vai trò của người mẹ kế
Mẹ kế cần được xem như một phần trong cuộc sống của trẻ. Nếu việc trả tiền cho quà tặng gây ra sự căng thẳng, mẹ kế nên đề xuất các cách khác để thể hiện tình yêu thương và sự hỗ trợ cho trẻ mà không tạo ra áp lực tài chính.
4. Thiết lập quy tắc rõ ràng
Cả hai bậc cha mẹ nên cùng nhau thiết lập quy tắc rõ ràng về việc tặng quà. Ví dụ, nếu mẹ đẻ muốn gửi quà, có thể thỏa thuận rằng mẹ kế sẽ không phải trả tiền hoặc có thể góp một phần chi phí để tạo sự công bằng.
5. Tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau
Cả hai bậc cha mẹ cần tôn trọng nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong việc nuôi dạy trẻ. Sự hợp tác giữa mẹ đẻ và mẹ kế có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương.