Tuy nhiên, trong cả phiên, chỉ có chưa đầy 5.000 cổ phiếu VPL được bán ra ở mức giá trần 85.500 đồng, tương đương mức tăng hết biên độ trong ngày chào sàn là 20%.
Ở mức giá này, vốn hóa của VPL đạt gần 154.000 tỷ đồng, tương đương 6 tỷ USD, xếp thứ 9 trong danh sách 10 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn HoSE.
Việc VPL tăng kịch trần trong phiên niêm yết đầu tiên đã phần nào mang lại cảm xúc tích cực cho nhà đầu tư. Từ đó kéo dòng tiền trở lại thị trường, khi lệnh mua trên giá tham chiếu xuất hiện ở tất cả các nhóm ngành quan trọng. Nhờ vậy, chỉ số được giao dịch trên mức tham chiếu trong toàn bộ thời gian giao dịch.
Kết phiên, VN Index tăng hơn 10 điểm, tương đương 0,8%, lên 1.293 điểm. Toàn sàn HoSE có 205 mã tăng, 61 mã đứng giá và 106 mã giảm. Theo thống kê, nhóm cổ phiếu tác động tích cực lên chỉ số là CTG, MWG, MBB, GVR, BID, VPB, HPG… Phía ngược lại, chỉ số chịu tác động xấu từ các mã như VHM, GAS, SSB, NVL, GEX.
Thanh khoản phiên hôm nay tiếp tục được cải thiện với 943 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công, tương đương giá trị giao dịch đạt 23.530 tỷ đồng. Phiên hôm nay, có 4 mã đạt giá trị hơn 900 tỷ đồng là MWG, FPT, SHB và MBB.
Đáng chú ý, khối ngoại có phiên mua ròng mạnh nhất sàn HoSE kể từ đầu năm 2025 đến nay. Cụ thể, khối ngoại mua ròng gần 950 tỷ đồng, trong đó có 5 mã được họ mua ròng hơn 200 tỷ đồng là MBB, MWG, PNJ, CTG. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư ngoại bán ròng hơn 100 tỷ đồng 3 mã VCB, STB và GEX