WHO: Mức phạt các vi phạm về thuốc lá mới cần có tính răn đe

WHO: Mức phạt các vi phạm về thuốc lá mới cần có tính răn đe
một ngày trướcBài gốc
Tại hội thảo về triển khai thi hành Nghị quyết 173 của Quốc hội về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (TLĐT, TLNN), gọi chung là thuốc lá mới, do Bộ Y tế tổ chức sáng 25/12, đại diện WHO khẳng định Nghị quyết cấm thuốc lá mới của Quốc hội là hết sức kịp thời và sáng suốt.
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
Ngăn chặn quảng cáo, buôn bán trên mạng
Bà Đinh Thị Thu Thủy (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế) cho biết Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 6 ở Đông Nam Á cấm thuốc lá mới sau sự đồng thuận rất cao tại nghị trường Quốc hội. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh Bộ Công an cho biết đến quý I/2024, cả nước phát hiện 728 vụ/883 đối tượng liên quan đến thuốc lá mới. Riêng quý I/2024 đã bắt giữ số vụ gần bằng 1/2 của cả năm 2023, cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của các vi phạm này.
Ông Nguyễn Tuấn Lâm (Văn phòng WHO tại Việt Nam) tiếp tục khẳng định tác hại của thuốc lá mới, vì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là môi trường trú ẩn của ma túy, đồng thời, đưa ra khuyến cáo của WHO về thực thi qui định cấm.
Ông Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng WHO tại Việt Nam.
Kinh nghiệm quản lý thuốc lá mới của Singapore được ông Lâm chia sẻ: Kinh nghiệm quản lý thuốc lá mới của Singapore được ông Lâm chia sẻ: Sử dụng hoặc sở hữu/mang theo thuốc lá mới sẽ bị phạt dưới 2.000 SGD (khoảng hơn 37 triệu VNĐ); nhập khẩu, buôn bán bị phạt từ 10.000 -20.000 SGD (gần 190 triệu đến gần 380 triệu VND) cùng án tù 6 -12 tháng;
Sử dụng hoặc sở hữu/mang theo thuốc lá mới sẽ bị phạt tiền cùng án tù 6-12 tháng; tổ chức các chiến dịch truyền thông về qui định cấm và địa chỉ cai thuốc; học sinh, sinh viên vi phạm bị phạt tiền và phải tham gia các lớp cai thuốc; sử dụng thiết bị quét để phát hiện thuốc lá mới.
Đại diện của WHO khuyến nghị Việt Nam thực thi qui định cấm với việc tập trung ngăn chặn nhập lậu, buôn bán và quảng cáo thuốc lá mới, nhất là trên mạng. Đặc biệt, mức phạt các vi phạm cần có tính răn đe, kết hợp truyền thông nâng cao nhận thức, với sự vào cuộc của đa ngành.
Đánh roi nếunam sinh dùngthuốc lá mới
Theo bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh (Viện Chiến lược và Chính sách Y tế), Singapore cấm hoàn toàn việc nhập khẩu, sở hữu, bán, phân phối và sử dụng các dạng sản phẩm mô phỏng/bắt chước thuốc lá như TLĐT, TLNN. Đưa quảng cáo ở nước ngoài vào Singapore bị phạt 10.000 SGD (khoảng 187 triệu đồng) hoặc phạt tù 6-12 tháng, hoặc cả hai.
Bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Singapore áp dụng phương pháp tiếp cận đa hướng, liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả của lệnh cấm thuốc lá mới. Từ tháng 3/2024, cá nhân sử dụng, sở hữu/mang theo thuốc lá điện tử hoặc nung nóng sẽ bị phạt tiền tối đa lên tới 2.000 SGD (khoảng hơn 37 triệu đồng). Singapore hợp tác chặt chẽ với các nền tảng thương mại điện tử (Facebook, Carousell, Instagram, Shopee và Lazada) để gỡ bỏ các bài rao bán thuốc lá mới.
Học sinh bị phát hiện sử dụng hoặc sở hữu thuốc lá mới, sẽ bị đình chỉ học hoặc đánh roi đối với học sinh nam.
Bà Hạnh cũng chia sẻ kinh nghiệm ở Hong Kong: Bất kỳ người nào bị kết tội nhập khẩu, sản xuất, bán hoặc phân phối các sản phẩm bị cấm này đều phải chịu mức phạt tối đa là 50.000 USD và bị phạt tù tối đa là 6 tháng.
Để quy định cấm thực sự có hiệu quả, cần kết hợp giữa pháp luật, giáo dục, tư vấn, xử phạt nghiêm trên nguyên tắc cung cấp thông tin hiệu quả để khuyến khích sự tham gia tự nguyện của cộng đồng, gia đình, nhà trường và xã hội.
Sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các cơ quan thực thi pháp luật để ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển thuốc lá mới nhập lậu qua cửa khẩu và trên thị trường nội địa; giám sát và ngăn chặn trẻ em sử dụng thuốc lá mới.
Bà Lê Thị Thu, cố vấn cao cấp Tổ chức Chiến dịch Vì trẻ em không thuốc lá - khuyến nghị Việt Nam thực hiện Nghị quyết cấm bằng sự phối hợp liên ngành, trong đó, vai trò quan trọng là Bộ Y tế, Bộ GD - ĐT, Bộ Công thương, Bộ VHTTDL, Bộ Tài chính.
“Cần tăng cường truyền thông để người dân biết Nghị quyết cấm của Quốc hội để thực hiện hiệu quả. Cần hỗ trợ cho việc cai nghiện thuốc lá mới; hỗ trợ để người đang sử dụng nộp lại để tiêu hủy, tránh vi phạm. Đặc biệt, kiểm soát nguồn cung tốt hơn là kiểm soát nguồn cầu”- bà Thu nhấn mạnh.
Thanh Hằng
Nguồn VietTimes : https://viettimes.vn/who-muc-phat-cac-vi-pham-ve-thuoc-la-moi-can-co-tinh-ran-de-post181309.html