Theo đó, Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm” đặt mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2025 – 2030, phấn đấu 90% cán bộ, hội viên, người cao tuổi được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm; phấn đấu 50% người cao tuổi thành thạo các kỹ năng số cơ bản, bao gồm: dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến, tự bảo vệ mình trên không gian mạng và sử dụng các nền tảng số khác tùy theo đặc thù của địa phương.
Ông Chíu Dì Sếnh (bản Tài Lý Sáy, xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà) (giữa) giới thiệu sản phẩm OCOP Rượu khoai Quảng Lâm của gia đình. Ảnh: Đỗ Hùng
Cùng với đó, trồng ít nhất 100 triệu cây xanh, mỗi tỉnh có ít nhất 05 mô hình của người cao tuổi về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, 03 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn.
Ít nhất 1.260 người cao tuổi được hỗ trợ khởi nghiệp, 500 mô hình người cao tuổi khởi nghiệp; ít nhất 100.000 người có việc làm thông qua các mô hình người cao tuổi khởi nghiệp.
Đến 2035, phấn đấu 100% cán bộ, hội viên, người cao tuổi được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm; phấn đấu 70% người cao tuổi thành thạo các kỹ năng số cơ bản, bao gồm: dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến, tự bảo vệ mình trên không gian mạng và sử dụng các nền tảng số khác tùy theo đặc thù của địa phương…
Đề án đã đưa ra các giải pháp gồm: Truyền thông nâng cao nhận thức của người cao tuổi về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm; vai trò, vị thế đóng góp của người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm vì sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai Đề án và cán bộ, hội viên, người cao tuổi về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm.
Bên cạnh đó, xây dựng thí điểm mô hình về người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm; nghiên cứu khoa học và đề xuất chính sách hỗ trợ người cao tuổi; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện; theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án; tăng cường hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Đề án.
Trong đó, xây dựng thí điểm mô hình về người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm: Sẽ xây dựng mô hình người cao tuổi tham gia chuyển đổi số trong lao động sản xuất, quản lý, phát triển xã hội và trong các hoạt động Hội Người cao tuổi; xây dựng và hỗ trợ các điều kiện để xây dựng mô hình người cao tuổi tham gia chuyển đổi xanh trong lao động - sản xuất, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp; hỗ trợ các điều kiện để xây dựng mô hình hộ gia đình trồng cây xanh và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, xây dựng mô hình người cao tuổi tham gia khởi nghiệp và tạo việc làm: rà soát, đánh giá, lựa chọn, củng cố, nâng cao chất lượng và hỗ trợ nguồn lực tạo điều kiện để duy trì, nhân rộng mô hình phù hợp hiện có và xây dựng mô hình mới tại cộng đồng.
Quốc Trần