Công nghiệp bứt tốc kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao
Nằm tại cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, Hà Nam sở hữu vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh kết nối trực tiếp với Hà Nội qua tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A, và các trục giao thông quốc gia như Quốc lộ 21, Quốc lộ 38, đường sắt Bắc – Nam. Đây là yếu tố nền tảng giúp Hà Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, lao động, và dịch vụ giữa thủ đô và các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng.
Đặc biệt, việc các tuyến giao thông mới được đề xuất và đẩy nhanh quy hoạch như đường vành đai 5 Hà Nội, các tuyến kết nối liên vùng, và hạ tầng đô thị động lực tại các huyện Duy Tiên, Kim Bảng… đang mở ra không gian phát triển đô thị và khu công nghiệp mới cho tỉnh. Những hành lang phát triển này chính là “đòn bẩy” thúc đẩy bất động sản tại các khu vực vệ tinh vươn lên, đón đầu làn sóng giãn dân và dịch chuyển đầu tư.
Không chỉ có hạ tầng giao thông, Hà Nam còn nằm gần các cảng biển lớn như Hải Phòng, Ninh Phúc (Ninh Bình), thuận tiện cho chuỗi cung ứng, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang tái cấu trúc hoạt động để tối ưu hóa chi phí logistics.
Hà Nam đang nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư. Ảnh minh họa
Một trong những động lực lớn nhất cho thị trường bất động sản Hà Nam là sự phát triển nhanh và bài bản của ngành công nghiệp. Với định hướng trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại, tỉnh đang tập trung mở rộng các khu, cụm công nghiệp mới, ưu tiên thu hút các ngành công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, điện tử, cơ khí chính xác…
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp FDI, cùng nhu cầu tuyển dụng hàng chục nghìn lao động, chuyên gia kỹ thuật trong thời gian tới đang đặt ra nhu cầu lớn về nhà ở, dịch vụ đô thị và tiện ích phục vụ đời sống. Đây chính là điều kiện lý tưởng để phát triển các khu đô thị tích hợp, nhà ở chuyên gia, căn hộ dịch vụ, shophouse – phân khúc có biên độ sinh lời tốt và phù hợp với xu hướng đô thị hóa.
Bên cạnh đó, việc quỹ đất tại Hà Nội ngày càng khan hiếm và giá thành cao khiến làn sóng đầu tư có xu hướng dịch chuyển về các tỉnh lân cận có hạ tầng tốt và mặt bằng giá còn “mềm”. Hà Nam nổi bật nhờ quỹ đất dồi dào, pháp lý rõ ràng và khả năng triển khai nhanh các dự án nhà ở, thương mại.
Đón "sóng" dịch chuyển đầu tư
Trong bối cảnh thị trường bất động sản các đô thị trung tâm đang trải qua giai đoạn thanh lọc, thì các khu vực giáp ranh, có yếu tố phát triển bền vững về hạ tầng và công nghiệp như Hà Nam đang nổi lên là “điểm đến mới” của dòng vốn dài hạn. Đặc biệt, các khu vực như Duy Tiên, Kim Bảng, ven thành phố Phủ Lý, nơi đang hình thành các khu công nghiệp mới, cụm dịch vụ đang ghi nhận nhu cầu thực và giao dịch tăng dần.
Mức giá hiện tại của bất động sản Hà Nam vẫn còn rất cạnh tranh so với các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên hay Vĩnh Phúc. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp phát triển dự án và cả những người tìm kiếm sản phẩm đầu tư an cư với tầm nhìn trung và dài hạn.
Các chuyên gia trong ngành nhận định, Hà Nam sẽ tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ đầu tư trong giai đoạn tới nhờ lợi thế phát triển công nghiệp bền vững, quy hoạch đô thị mở rộng, và nhu cầu nhà ở thực tế tăng nhanh. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc cho bất động sản Hà Nam phát triển không chỉ ở giá trị, mà còn ở khả năng sinh lời ổn định trong tương lai.
Sự cộng hưởng của vị trí chiến lược, hạ tầng phát triển và động lực từ công nghiệp hóa đang đưa Hà Nam trở thành tâm điểm mới trên bản đồ bất động sản miền Bắc. Với mặt bằng giá còn nhiều dư địa tăng trưởng, quỹ đất lớn và chính sách phát triển rõ ràng, bất động sản Hà Nam hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư đón đầu xu hướng dịch chuyển dòng vốn khỏi đô thị trung tâm.
Nguyễn Vy