3 Sai lầm điển hình của doanh nghiệp sản xuất khi triển khai ERP

3 Sai lầm điển hình của doanh nghiệp sản xuất khi triển khai ERP
7 giờ trướcBài gốc
Lựa chọn sai nhà cung cấp ERP
Sản xuất là một ngành có tính đặc thù cao, mỗi lĩnh vực có quy trình vận hành và bài toán riêng. Vì vậy, mặc dù trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP, cả trong nước và nước ngoài, nhưng không phải nhà cung cấp nào cũng có thể thiết kế giải pháp chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất.
Việc lựa chọn sai nhà cung cấp không chỉ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí, mà hệ thống sau khi triển khai cũng không đáp ứng được mong đợi.
Lời khuyên dành cho doanh nghiệp:
Để chọn đúng nhà cung cấp, trước khi triển khai ERP, doanh nghiệp cần xác định rõ phạm vi dự án, các yêu cầu cụ thể và lên danh sách những nhà cung cấp đủ khả năng giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tham khảo các khách hàng đã triển khai ERP thành công của nhà cung cấp đó để có đánh giá khách quan và chính xác hơn.
ITG đã có kinh nghiệm triển khai ERP thành công cho nhiều doanh nghiệp sản xuất
Một trong những đơn vị triển khai ERP uy tín trên thị trường hiện nay phải kể đến ITG Technology. Công ty đã có gần 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu, triển khai ERP cho các doanh nghiệp sản xuất ở đa dạng lĩnh vực như: Cơ khí - Chế tạo, Điện tử, Đúc nhựa, Bao bì, Dược phẩm, Vật liệu xây dựng, Dây và Cáp điện… và là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như doanh nghiệp thuộc VNR500. Điểm đặc biệt của giải pháp này là được đúc kết từ Kiến thức và Kinh nghiệm (Know-how) theo từng ngành nghề, có khả năng tùy biến linh hoạt theo đặc thù sản xuất của doanh nghiệp nên có thể đáp ứng tốt các yêu cầu mang tính chuyên sâu của doanh nghiệp sản xuất.
Lựa chọn phần mềm ERP có chức năng chưa phù hợp với doanh nghiệp sản xuất
ERP là một hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa các quy trình hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp (Mua hàng, Bán hàng, Kho, Kế toán, Sản xuất, Nhân sự, Kênh phân phối…) trên một nền tảng.
Tuy nhiên, không phải phần mềm ERP nào cũng cung cấp các chức năng đáp ứng yêu cầu đặc thù về sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Việc triển khai một phần mềm ERP có quá nhiều chức năng nhưng không thực sự cần thiết có thể làm phức tạp hóa hệ thống, tăng chi phí triển khai và vận hành. Ngược lại, nếu chọn thiếu chức năng, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc quản lý sản xuất.
Lời khuyên dành cho doanh nghiệp:
Để tối ưu hóa hiệu quả quản trị sản xuất, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng quy trình sản xuất hiện tại, xác định các chức năng cần thiết hỗ trợ cho hoạt động quản trị sản xuất (quản lý nguyên vật liệu, quản lý năng lực nhà máy, lập kế hoạch sản xuất,…). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần so sánh phần mềm ERP của các nhà cung cấp khác nhau, đánh giá các chức năng, khả năng tùy chỉnh và tích hợp để có lựa chọn tối ưu.
3S ERP sở hữu các tính năng đặc thù phù hợp với doanh nghiệp sản xuất
Chẳng hạn, giải pháp 3S ERP của ITG là một trong số ít phần mềm ERP hiện nay trên thị trường sở hữu chức năng Quản trị sản xuất. Bên cạnh các phân hệ cơ bản hỗ trợ quản trị trên khối văn phòng, phân hệ này của 3S ERP cung cấp các tính năng chuyên sâu như: Lập kế hoạch, quản lý định mức nguyên vật liệu, quản lý năng lực nhà máy… giúp nhà quản lý nắm rõ quy trình hoạt động dưới nhà máy, đồng thời lên kế hoạch phân bổ nguồn lực (Máy móc, Nguyên vật liệu, Con người…) nhanh chóng, phù hợp.
Chưa có chiến lược triển khai ERP rõ ràng
Một trong những sai lầm phổ biến của doanh nghiệp sản xuất khi triển khai ERP là chưa có định hướng chiến lược rõ ràng. Nếu không có kế hoạch chi tiết về phạm vi, mục tiêu, lộ trình triển khai, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dự án, kiểm soát chi phí và đảm bảo tiến độ, đồng thời, không thể tận dụng tối đa lợi ích mà phần mềm này mang lại, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực và không đạt được hiệu quả mong muốn.
Lời khuyên dành cho doanh nghiệp:
Để tránh thất bại khi triển khai ERP, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cụ thể, thể hiện rõ mục tiêu, phạm vi, lộ trình thực hiện dự án và các chỉ số KPI cần đạt được. Doanh nghiệp cũng có thể tìm đến các đơn vị cung cấp phần mềm ERP uy tín, có am hiểu sâu sắc về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất để được tư vấn lộ trình triển khai ERP phù hợp, bài bản.
Một chiến lược triển khai bài bản sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án ERP
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng phần mềm, các nhân viên trong đội dự án cần kiểm tra, đánh giá kế hoạch thường xuyên để kịp thời điều chỉnh khi có thay đổi, đảm bảo hệ thống ERP mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động sản xuất.
Có thể thấy, việc lựa chọn sai nhà cung cấp, chọn sai chức năng hoặc không có chiến lược triển khai rõ ràng đều có thể trở thành nguyên nhân khiến quá trình triển khai ERP của doanh nghiệp sản xuất gặp thất bại. Nếu doanh nghiệp bạn đang có ý định triển khai ERP, hãy tránh những sai lầm trên để tối đa hóa hiệu quả và mang lại giá trị thực sự cho doanh nghiệp./.
A.T
Nguồn Long An : https://baolongan.vn/3-sai-lam-dien-hinh-cua-doanh-nghiep-san-xuat-khi-trien-khai-erp-a194356.html