5 tác hại của việc không rửa mặt sau khi đắp mặt nạ

5 tác hại của việc không rửa mặt sau khi đắp mặt nạ
6 giờ trướcBài gốc
1. Dễ gây kích ứng và dị ứng da
Hầu hết các loại mặt nạ, dù là dạng giấy, gel hay đất sét, đều chứa nhiều thành phần hóa học như chất bảo quản, chất tạo hương, hoặc các hoạt chất đặc trị. Nếu bạn không rửa mặt sau khi sử dụng, các hợp chất này tiếp tục lưu lại trên da, làm tăng nguy cơ kích ứng. Đặc biệt với làn da nhạy cảm, tình trạng này có thể dẫn đến các biểu hiện như đỏ da, ngứa ngáy, nổi mẩn hoặc sưng tấy, những phản ứng đặc trưng của viêm da tiếp xúc dị ứng.
Việc đắp mặt nạ dưỡng da được nhiều người xem như một bước chăm sóc không thể thiếu t
2. Mụn trứng cá
Mặt nạ thường chứa các tinh chất giàu dưỡng chất và độ ẩm, đôi khi bao gồm cả thành phần dầu. Nếu không rửa sạch sau khi sử dụng, lượng dầu dư thừa và cặn bã từ mặt nạ có thể gây bít tắc lỗ chân lông, môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Tình trạng này khiến da dễ hình thành mụn đầu trắng, mụn đầu đen và thậm chí là mụn viêm, khiến làn da trở nên sần sùi và mất thẩm mỹ.
3. Tắc nghẽn nang lông
Một số mặt nạ chứa sợi vi mô hoặc các hạt mịn khó thấy bằng mắt thường. Nếu để lâu trên da mà không được làm sạch đúng cách, chúng có thể bám vào nang lông, đặc biệt ở vùng cằm, trán và chân tóc gây tắc nghẽn. Về lâu dài, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của nang lông mà còn có thể gây rụng tóc hoặc mọc lông bất thường.
4. Nguy cơ nhiễm trùng da
Trên bề mặt da luôn tồn tại một hệ vi sinh vật tự nhiên. Khi đắp mặt nạ, đặc biệt là các loại giàu dưỡng chất, một lớp màng ẩm sẽ hình thành, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm sinh sôi nếu không được làm sạch đúng cách. Việc không rửa mặt sau khi đắp mặt nạ có thể làm tăng nguy cơ các bệnh lý như viêm nang lông, viêm da do nấm, hoặc hình thành mụn mủ, nhọt.
Sau khi đắp mặt nạ, dù là mặt nạ giấy hay mặt nạ thoa, bạn nên rửa mặt lại bằng nước sạch.
5. Làm da mất nước và suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ
Nghe có vẻ trái ngược, nhưng việc đắp mặt nạ quá lâu hoặc không rửa sạch sau khi đắp có thể khiến da bị mất nước nghiêm trọng. Lý do là lớp sừng của da sau khi hấp thụ lượng lớn tinh chất sẽ ở trạng thái "quá ẩm", làm suy yếu hàng rào bảo vệ tự nhiên. Khi đó, da sẽ dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài như tia UV, bụi mịn hoặc hóa chất từ môi trường.
6. Những điều cần lưu ý khi đắp mặt nạ
Sau khi đắp mặt nạ, dù là mặt nạ giấy hay mặt nạ thoa, bạn nên rửa mặt lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn cặn bã, đồng thời giúp da "thở" và hấp thụ tốt hơn các bước dưỡng tiếp theo như serum hoặc kem dưỡng ẩm.
Nếu sau khi sử dụng mặt nạ bạn có dấu hiệu bất thường như ngứa, đỏ da, nổi mẩn kéo dài, hãy đến khám tại các cơ sở da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc tự ý dùng thuốc bôi hoặc tiếp tục sử dụng sản phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng da thêm trầm trọng.
Tóm lại, chăm sóc da đúng cách không chỉ là lựa chọn sản phẩm phù hợp mà còn bao gồm việc sử dụng đúng quy trình. Đừng để một bước nhỏ như "rửa mặt sau khi đắp mặt nạ" bị bỏ qua để bảo vệ làn da bạn khỏi những nguy cơ âm thầm nhưng đáng lo ngại.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Lão hóa da: Những dấu hiệu cảnh báo sớm.
Lê Anh
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/5-tac-hai-cua-viec-khong-rua-mat-sau-khi-dap-mat-na-169250716155018037.htm